BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1:
Bài làm cần có 3 ý chính sau:
1.Giới thiệu vài nét về tác giả - tác phẩm:
Tác giả: Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn lớn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học T.Quốc nửa đầu thế kỷ XX.
- Tác phẩm Thuốc là truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn, đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tân thanh niên số 5-1919, là bức tranh thu nhỏ về xã hội T.Quốc tối tăm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.Tác phẩm được đánh giá như một “tiếng thét để an ủi những người chiếnsĩ” và để cảnh tỉnh tinh thần nhân dân, truyền cho họ ý chí nghị lựcbước vào giai đoạn đấu tranh mới.
2. Câu chuyện của những người khách trong quán trà nhà ông bà Hoa Thuyên:
- Bàn về cái chết của người tử tù Hạ Du và cho rằng anh ta là kẻ “điên rồi”.
- Bàn về việc ông Hoa Thuyên mua được chiếc bánh tẩm máu người tử tù.
- Bàn về hiệu quả của liều thuốc được truyền tụng trong dân gian chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu tươi của người.
3. Điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy:
- Phê phán tuyệt đại bộ phận nhân dânTrung Hoa thời kỳ ấy ngu muội, lạc hậu, như đang “ngủ say trong một cáinhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”; xã hội T.Quốc là một “con bệnh trầm trọng” đòi hỏi một liều “thuốc” mới, cần phát quang một “con đường” mới.
- Tỏ thái độ đau xót, tiếc thương chongười chiến sĩ chiến đấu hy sinh cho quần chúng mà quần chúng “ngu muộiquá đỗi” không hiểu. Cùng với ý nghĩa trên, tác giả đưa ra tư tưởng chủđề của tác phẩm: cần có liều “thuốc” mới chữa căn bệnh rời rã của quốcdân.
Câu 2:
Có thể tham khảo những luận điểm chính sau đây (không cần thiết tuân theo thứ tự):
- Vai trò của sách trong thời đạithông tin nghe – nhìn: khẳng định các phương tiện thông tin nghe - nhìnđang phát triển ngày nay không thể thay thế được hoàn toàn cho việc đọcsách.
- Tác dụng của việc đọc sách:
Cung cấp thông tin, tri thức mọi mặt.
Bồi dưỡng giáo dục, nâng cao khiếu thẩm mĩ, làm cho tâm hồn con người phong phú.
Giáo dục đạo đức, tình cảm, hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng đất nước.
Chú ý, cảnh giác với sách có nội dung độc hại.
Đọc sách là cái đích hướng đến của tất cả mọi người trong khát vọng chinh phục tri thức.
Câu 3.:
I. Giới thiệu tác phẩm:
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ vừalà thành tựu tương đối hiếm hoi của văn xuôi kháng chiến, vừa ghi dấusự trưởng thành của ngòi bút Tô Hoài trong sự chiếm lĩnh mảng đề tàimiền núi, một đề tài tới nay vẫn còn nhiều mới lạ với bạn đọc. Truyệnđược tổ chức chặt chẽ, dẫn dắt rất dung dị, tự nhiên, không cần chạytheo những chi tiết li kì rùng rợn mà vẫn có sức hút mạnh mẽ. Có đượcđiều đó chính là nhờ cái nhìn hiện thực sắc bén và chủ nghĩa nhân đạosâu sắc của nhà văn. Sự thể hiện cuộc đời hai nhân vật trung tâm từbóng tối đau khổ, ô nhục vươn ra ánh sáng của tự do và nhân phẩm đãchứng minh rất rõ điều đó.
II. Phân tích giá trị nhân đạo:
- Cô Mỵ xinh đẹp, chăm làm nhưngnghèo khổ, có thể nói “khổ từ trong trứng”. Bố mẹ nghèo, cưới nhaukhông có tiền phải vay nợ nhà thống lý. Nợ chưa trả hết, người mẹ đãqua đời. Bố già yếu quá, món nợ truyền sang Mỵ, thống lý Pá Tra muốn Mỵlàm con dâu “gạt nợ”. Mà quan trên đã muốn, kẻ dưới làm sao thoát được!Pá Tra xảo quyệt, lợi dụng tục lệ của người Mèo, cho cướp Mỵ về. Thế làkhông có cưới hỏi, không cần tình yêu mà vẫn hoàn toàn hợp lẽ.
- Tô Hoài đã lột trần bản chất bóclột của giai cấp thống trị ở miền núi trước cách mạng, đại diện là giađình thống lý Pá Tra. Cô Mỵ, tiếng là con dâu nhưng thực sự là một nôlệ, thứ nô lệ người ta không phải là mua mà lại được tha hồ bóc lột,hành hạ. Mỵ ở nhà chồng như ở giữa địa ngục. Không có tình thương,không sự chia sẻ vợ chồng; chỉ có những ông chủ độc ác, thô bạo vànhững nô lệ âm thầm, tăm tối. Dần dần rồi Mỵ cũng quên luôn mình là conngười nữa. Suốt ngày “Mỵ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, lúcnào cũng cúi mặt, thế giới của Mỵ thu hẹp trong một cái ô cửa sổ” mờ mờtrăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Kết quả của hoàn cảnhsống thật chua xót: “Ở lâu trong cái khổ Mỵ quen rồi”, cô nhẫn nhục,cam chịu đến thành tê liệt ý thức: “Là con trâu, con ngựa phải đổi từcái tàu ngựa nhà này sang tàu ngựa nhà khác, con ngựa chỉ biết việc ăncỏ, biết làm mà thôi”.
- Cô gái trẻ trung, yêu đời ngày nàothổi sáo hồi hộp chờ đợi người yêu, đã từng hái lá ngón định ăn để khỏichịu nhục, giờ đây lại chai lì, u uất. Hoàn cảnh quyết định tính cách.Nguyên tắc biện chứng của chủ nghĩa hiện thực đã được nhà văn thể hiệnkhá sắc nét. Sự yếu đuối của kẻ nô lệ, sự vùi dập T.Quốc của bọn bốc lột tất sẽ dẫn đến cảnh ngộ bi đát ấy.
- Nếu xem xét giá trị hiện thực của một tác phẩm như là sự phản ánh chân thật cuộc sống, thì Vợ chồng A Phủquả là bản cáo trạng hùng hồn về nỗi thống khổ của người phụ nữ miềnnúi, vừa chịu gánh nặng của chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trongxiềng xích của thần quyền.
- Nhà văn đã cung cấp cho người đọcnhững chi tiết có giá trị bóc trần bản chất xã hội vô nhân đạo, ở đóthân phận người dân nghèo mong manh bất ổn. Cảnh cô Mỵ lặng lẽ ngồi lơlững trong những đêm đông buốt giá, thằng chồng thì đi chơi về khuyangứa tay đánh Mị ngã dúi xuống đất. Lại còn có cái hình ảnh nhức nhốiphũ phàng: người con gái bị trói đứng vào cột trong buồng tối, bị tróichỉ vì muốn đi chơi tết như bạn bè. Sự bất lực của Mỵ tràn theo dòngnước mắt chua chát trên má môi mà không có cách gì lau đi được.
- Sự xuất hiện của nhân vật chính APhủ tạo thêm tình huống để hoàn chỉnh bức tranh hiện thực. Cuộc đời nôlệ của A Phủ thật ra là sự lặp lại với ít nhiều biến thái chính cuộcđời Mỵ. Lý do mà thống lý Pá Tra buộc A Phủ phải thành người ở côngkhông, không phải vì cuộc ấu đả thường tình của đám trai làng. Vấn đềlà ở chỗ pháp luật trong tay ai? Khi kẻ phát đơn kiện cũng đồng thời làkẻ ngồi ghế quan toà thì còn nói gì tới công lý nữa! Vậy nên mới cócảnh xử kiện quái gỡ nhất trên đời mà chúng ta được chứng kiến tại nhàthống lý. Kết quả là người con trai khỏe mạnh phóng khoáng vì lẽ côngbằng mà phải đem cuộc đời mình trả nợ nhà quan.
- Tô Hoài trong khi đào sâu vào hiệnthực đã phát hiện ra con đường tất yếu mà các nhân vật của ông đi tới.Sự đè nén quá nặng nề, những đau khổ chồng chất mà bọn thống trị gây ratất sẽ dồn những kẻ khốn cùng ấy tới sự chống trả và nếu gặp được ánhsáng soi đường, họ sẽ đến được thắng lợi. Lấy việc miêu tả tâm lí làmđiểm tựa, Tô Hoài đã tìm ra được sự phát triển logic của tính cách. Đâythật sự là một giá trị nhân đạo độc đáo của tác phẩm, và là chỗ có sứcthuyết phục mạnh mẽ nhất.