Thông báo | Thu Jul 02, 2009 4:55 pm by Admin | Bắt đầu từ tháng 7/2009 diễn đàn THPT Cửa Ông chính thức đi vào hoạt đông. Ban quản trị diễn đàn mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thành viên. Mọi góp ý đề nghị xin post tại mục góp ý - đề nghị của diễn đàn.
| Comments: 18 |
THÔNG BÁO VỀ TRANG TÊN MIỀN WEB CHÍNH THỨC CỦA TRƯỜNG THPT CỬA ÔNG | Fri Aug 13, 2010 9:48 pm by Admin | - Hiện nay trường chúng ta đã và đang xây dựng một trang web hoàn thiện bao gồm cả trang chủ và forum. Tên miền chính thức là http://thptcuaong.edu.vn. Các thủ tục mua tên miền mua host đã hoàn tất. Hiện thời giao diện trang web và diễn đàn đang hoàn thiện dần dân cô hi vọng các thành viên của trường có thể ghé qua …
| Comments: 4 |
Xin cho diễn đàn nghỉ đi thôi... | Mon Dec 21, 2009 2:50 pm by Ti_Teo_Tập_Yêu | Sau một thời gian hơi dài không có thời gian và điều kiện vào mạng, mấy hôm nay theo dõi tình hình hoạt động của Forum trường mình, tôi thấy với mức độ thành viên và bài viết như thế này và cả sự quan tâm của Admin cho diễn đàn nữa thì tôi nghĩ, trường mình cho nghỉ cái diễn đàn này đi là vừa...
Như thế tôi cám ơn nhiều vì đỡ phải vào ngó qua rồi thất vọng...
| Comments: 4 |
NỘI QUY DIỄN ĐÀN (Mod chú ý) | Tue Jul 21, 2009 9:18 pm by Admin | Admin yêu cầu các thành viên post bài đúng box. Những bài nội dung tốt nhưng post sai vị trí các mod có thể nhắc nhở rồi chuyển đổi về đúng vị trí. Riêng những bài có nội dung ko lành mạnh và spam yêu cầu các mod không xoá chuyển thẳng xuống mục các bài viết vi phạm. Admin sẽ dùng đó làm căn cứ để cảnh cáo, ban nick hoặc khoá IP
| Comments: 2 |
Các thành viên cần chú ý | Sat Jul 25, 2009 4:30 pm by doanhai309 | Đây là diễn đàn chính thức của trường THPT Cửa Ông, có sự quản lý giám sát của Ban giám hiệu và các thày cô giáo, vì vậy mọi thành viên cần thực hiện đúng nội quy, các bài viết phải đúng chuẩn mực không được tuyên truyền sai mục đích giáo dục của nhà trường.
| Comments: 17 |
TRANG CHỦ - THPT CỬA ÔNG | Sun Aug 16, 2009 3:05 pm by Admin | Hiện tại đã có trang chủ của trường ta tuy nhiên chưa được hoàn thiện. Mọi người cùng chỉnh sửa dần nhé.Bây giờ là 3h 05 phút ngày 16/8/09 10 phút nữa giao diện sẽ đổi.
| Comments: 0 |
VỀ TÊN CỦA CÁC THÀNH VIÊN | Tue Jul 28, 2009 9:59 am by Admin | Hiện nay admin thấy xuất hiện thành viên lập nickname với nội dung không lành mạnh nên yêu cầu đến tất cả các thành viên phải lưu ý khi chọn tên đăng nhập cho mình. Admin sẽ xoá thành viên đó để bạn đó có thể lập lại nickname mới.
| Comments: 13 |
|
| Các vấn đề về Đk tự nhiên và TN thiên nhiên Đ.N.Á | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
KkuN_mylOv3_266
Tổng số bài gửi : 113 Join date : 18/07/2009 Age : 32 Đến từ : THPT Cửa Ông
| Tiêu đề: Các vấn đề về Đk tự nhiên và TN thiên nhiên Đ.N.Á Sat Aug 22, 2009 12:37 pm | |
| 1. Vị trí địa lí
Khu vực Đông Nam Á gồm các nước trên bán đảo Trung Ấn (Mianma, Thái Lan, Lào, Camphuchia và Việt Nam), các nước trên quần đảo Mã Lai (Inđônêxia, Philippin, Malaixia, Xingapo, Brunây và Đông Ti-mo).
Trong lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh của các nền văn minh lớn: văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ, và trong nhiều thế kỉ (từ thế kỉ XVI đến nay) chịu ảnh hưởng của nhiều nước (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Hoa Kì, Nhật Bản)
Vị trí địa lí kinh tế và địa lí chính trị của khu vực Đông Nam Á thể hiện ở:
- Vị trí giao điểm của các đường biển quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Malắcca có thể so sánh với eo biển Gibranta hay kênh đào Xuyê về phương diện này. Cảng Xingapo, cảng quá cảnh quốc tế lớn nhất Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển ở đây, trở thành một tiền đề quan trọng cho sự “cất cánh” của Xingapo.
- Vị trí nằm giữa một vùng có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, các nước NIC châu Á, Ôxtrâylia và Niu Dilân, tạo thuận lợi cho các nước Đông Nam Á phát triển các mối quan hệ kinh tế trong khu vực, nhưng cũng là sự thách thức của các nước này trong việc đẩy mạnh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đông Nam Á là khu vực giàu tài nguyên. Lòng đất ở đây giàu vonphram, thiếc (Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam), crôm, niken (Philippin), các kim loại màu (bôxit ở Inđônêxia), sắt, than (Việt Nam)… Vùng thềm lục địa rộng lớn Nam Biển Đông có nhiều dầu mỏ (đặc biệt là vùng biển Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam).
Tài nguyên nông nghiệp của khu vực khá phong phú. Các đồng bằng chây thổ của các con sông Mê Công, Mê Nam, Iraoađi và các đồng bằng duyên hải từ lâu đã là những vùng tập trung dân cư hoạt động nông nghiệp, thâm canh cây lương thực, thực phẩm. Ở miền núi và trung du còn có các khu vực đất đỏ badan rất thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp. Khí hậu của vùng chủ yếu là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và cận xích đạo. Điều kiện nhiệt ẩm cho phép trồng được nhiều vụ trong năm, với nhiều loại cây trồng nhiệt đới ưa nhiệt.
Tài nguyên lâm nghiệp của khu vực nói chung là giàu. Những nước còn nhiều rừng là Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Mianma. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (như tếch, lim, nghiến…) và nhiều loài thú, chim quý. Tài nguyên thuỷ sản cũng rất phong phú, đặc biệt ở vùng Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi, cho phép nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á phát triển một nền kinh tế với có cấu ngành phong phú, trong đó có thể có những mặt hàng xuất khẩu có ý nghĩa chủ đạo (thí dụ như một số loại khoáng sản; nông, lâm sản nhiệt đới…). Tuy nhiên, do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kém ổn định, về mùa mưa hay có lụt, bão, về mùa khô hay có hạn nên tài nguyên đất, rừng… dễ bị suy thoái nếu khai thác không hợp lí.
3. Một số vấn đề về sử dụng tài nguyên và bảo vệ tự nhiên
Khu vực Đông Nam Á giàu một số loại khoáng sản có ý nghĩa chiến lược, nhưng việc khai thác và chế luyện chúng đòi hỏi kỹ thuật cao mà các nước đang phát triển thường phải dựa vào tư bản nước ngoài. Chẳng hạn, việc khai thác dầu mỏ ở vùng thềm lục địa, kỹ nghệ luyện thiếc, niken hay sản xuất nhôm từ quặng bôxit. Việc tiến hành khai thác tài nguyên bằng vốn và kỹ thuật của nước ngoài (thông qua các hình thức đấu thầu hay công ti hỗn hợp) đều làm cho các nước có tài nguyên phải chịu phần nào thiệt thòi. Do vậy, các nước đều có mục tiêu lâu dài là từng bước tự lực xây dựng các ngành này để phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ tài nguyên của mình.
Vấn đề Biển Đông là một vấn đề đặc biệt và mang tính thời sự, có liên quan tới hầu hết các nước trong khu vực: Việt Nam, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Campuchia, Brunây và cả với các nước và lãnh thổ ngoài khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Biển Đông giàu tài nguyên sinh vật (đặc biệt là lắm cá), thềm lục địa có nhiều tài nguyên (đặc biệt là dầu mỏ) lại án ngữ một trong những đường hàng hải quốc tế quan trọng. Việc giải quyết các vấn đề tranh chấp về Biển Đông, xây dựng các quan hệ hợp tác trong việc khai thác và kiểm soát ở Biển Đông sẽ đem lại lợi ích cho các nước có liên quan và góp phần làm hoà dịu các vấn đề của khu vực. Những vấn đề về sử dụng tài nguyên trong nông nghiệp cũng rất lớn. Ở miền đồi núi (chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của nhiều nước trong khu vực) nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy còn phổ biến, gây ra nạn xói mòn đất, huỷ hoại tài nguyên nông, lâm nghiệp. Mặt khác, việc đảm bảo lương thực, thực phẩm vẫn làm mối quan tâm thường xuyên ở vùng có diện tích đất canh tác hạn chế, nhưng dân số tiếp tục “bùng nổ”.
Điều kiện tự nhiên và nhân lực cho phép nhiều nước trong khu vực trồng các cây công nghiệp quý (cao su, dừa, cọ dầu, cà phê, ca cao…) để xuất khẩu, nhưng mặt khác, cũng đặt các nước đó vào thế cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
Câu hỏi: 1. Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế? 2. Tại sao có thể nói điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nhiều nước ở Đông Nam Á phát triển nền kinh tế nhiều ngành? 3. Tại sao việc sử dụng hợp lí tài nguyên của từng nước Đông Nam Á lại đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế và trong khu vực? | |
| | | KkuN_mylOv3_266
Tổng số bài gửi : 113 Join date : 18/07/2009 Age : 32 Đến từ : THPT Cửa Ông
| Tiêu đề: Các vấn đề về phát triển KT-XH ở vùng Đ.N.Á Sat Aug 22, 2009 12:40 pm | |
| 1. Vấn đề dân số và vấn đề dân tộc
a) Đông Nam Á là một khu vực đông dân của thế giới. Dân số toàn khu vực năm 1996 là 501 triệu người, tương đương với dố dân cảu Mĩ La tinh hay gần bằng châu Âu. Tỉ lệ sinh hiện nay còn cao (30‰), chỉ trừ Thái Lan và Xingapo có tỉ lệ sinh trung bình. Việc giảm tỉ lệ tử vong đã đạt được tiến bộ đáng kể (hiện nay là 9‰). Như vậy, dân số ở khu vực Đông Nam Á vẫn tiếp tục “bùng nổ”, trước khi tiến tới ổn định vào những thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Sự gia tăng dân số nhanh là một trong những trở ngại cho các quốc gia trong khu vực nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người. Sự tăng nhanh dân số và nguồn lao động cũng gây khó khăn thêm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội (việc làm và nạn thất nghiệp, trình độ học vấn và nạn mù chữ, dịch vụ y tế và các căn bệnh xã hội, nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em…).
Mặt khác, dân số đông và nguồn lao động dồi dào, rẻ, kể cả lao động có tay nghề của nhiều nước trong khu vực lại là điểm hấp dẫn sự đầu tư của nước ngoài (khai thác tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường). Nó cũng đòi hỏi các nước này phải lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế dựa trên nguồn lao động dư thừa.
b) Các nước ở Đông Nam Á đều có thành phần dân tộc khá phức tạp. Bởi vậy, vấn đề dân tộc đều được các nước chú ý giải quyết. Các dân tộc trong khu vực nói nhiều thứ tiếng khác nhau, thuộc ba dòng ngôn ngữ: dòng Nam Á, dòng Nam Đảo và dòng Hán - Tạng. Sự sặc sỡ của bức tranh phân bố dân tộc, những nét riêng về văn hoá, về tập quán sản xuất và sinh hoạt… của từng dân tộc đã tạo nên sự hấp dẫn của nền văn hoá ở đây, đồng thời cũng góp phần tạo nên tính năng động của dân cư. Tuy nhiên, sự phong phú về thành phần dân tộc, cộng với sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng trong khu vực làm cho vấn đề dân tộc ở đây đặc biệt tế nhị.
2. Vấn đề đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế
a) Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước Đông Nam Á. Để nhằm mục tiêu này, các nước ASEAN đã dựa vào hai thế mạnh chủ yếu của mình là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động. Các nước ASEAN cũng phải khắc phục hai điểm yếu cơ bản của mình là thiếu vốn và thiếu kỹ thuật tiên tiến. Từ những năm sáu mươi và bảy mươi của thế kí XX, các nước ASEAN bắt đầu áp dụng chiến lược “thay thế hàng nhập khẩu”. Trước hết, các nước này tập trung nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và các cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu (Cao su, ca cao, dừa, cọ, dầu…). Gần đây, các nước ASEAN đã tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ.
Các nước ASEAN đã áp dụng những chính sách và biện pháp khác nhau để thu hút đầu tư của nước ngoài, mở các khu chế xuất. Với những biện pháp như vậy, các nước này đã bước đầu khắc phục được những khó khăn về vốn và thực hiện được việc chuyển giao kỹ thuật.
Một số nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Xingapo, Malaixia và Thái Lan.
b) Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN có những biến đổi mạnh mẽ, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của các công ti xuyên quốc gia. Mỗi nước lựa chọn một số ngành mũi nhọn, một số sản phẩm mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. Chẳng hạn, ở Inđônêxia là ngành khai thác và chế biến dầu mỏ, ở Xingapo là công nghiệp vi điện tử và chế biến các sản phẩm dựa vào nguyên liệu nhập (tái chế sản phẩm dầu mỏ, tái xuất khẩu cao su đã chế biến…). Công nghiệp có vị trí ngày càng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện và tỉ trọng của các hoạt động dịch vụ trong thu nhập quốc dân cũng tăng lên (đặc biệt là ở các nước Xingapo, Malaixia và Thái Lan)
3. Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội
a) Đối với các nước đang phát triển nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng, sự tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực bên ngoài và thị trường quốc tế. Hơn nữa, hai thế mạnh chủ yếu của các nước này là nguồn nguyên liệu dồi dào và nguồn lao động gía rẻ sẽ giảm ý nghĩa trong tương lai. Thứ nhất, giá xuất khẩu nguyên liệu không ngừng giảm so với giá nhập khẩu máy móc, thiết bị. Thứ hai, trong điều kiện khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển thì nhu cầu về sức lao động rẻ sẽ giảm đi mà thay vào đó là nhu cầu về lao động có kỹ thuật cao. Vì vậy, sự tăng trưởng của các nước này là chưa có cơ sở vững chắc.
b) Chính những điều trên đang đặt các nước Đông Nam Á vào tình trạng nợ nước ngoài rất lớn. Chẳng hạn như số nợ nước ngoài năm 1995 của Inđônêxia là hơn 124,4 tỉ đôla Mĩ, của Thái Lan là 83,1 tỉ đô la Mĩ, của Malaixia khoảng 34,3 tỉ đô la Mĩ, của Philippin là hơn 39,4 tỉ đô la Mĩ. Những khó khăn về kinh tế dễ làm tăng lạm phát và tăng tỉ lệ người thất nghiệp ở các nước này.
c) Một hậu quả xã hội khác là sự phân hoá ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo: giữa thành thị, các vùng được đầu tư và vùng nông thôn rộng lớn.
d) Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của hai nước láng giềng Lào và Campuchia có những điểm khác biệt so với các nước Đông Nam Á khác. Đây là hai nước hiện có tỉ lệ sinh cao nhất và tỉ lệ tử vong của trẻ em vào loại cao của khu vực Đông Nam Á. Nền kinh tế của Lào và Campuchia phải trải qua những biến động lớn trong mấy thập niên qua do chiến tranh. Về cơ bản, nền kinh tế của hai nước này vẫn là kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc. Hiện nay, Nhà nước và nhân dân hai nước Lào và Campuchia đang phấn đấu để đưa đất nước tiến lên.
Câu hỏi: 1. Tại sao các nước Đông Nam Á đều phải tiến hành chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình? 2. Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn cơ bản gì trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế? Hãy sưu tầm các tài liệu để chứng minh. 3. Hãy sưu tầm tài liệu để chứng minh tốc độ tăng trưởng nhanh của một nước (hay một ngành trong một nước) ở khu vực Đông Nam Á. | |
| | | KkuN_mylOv3_266
Tổng số bài gửi : 113 Join date : 18/07/2009 Age : 32 Đến từ : THPT Cửa Ông
| Tiêu đề: Mối quan hệ giữa VN và các nước Đ.N.Á Sat Aug 22, 2009 12:41 pm | |
| 1. Những mối quan hệ hợp tác hữu nghị đã hình thành giữa nước ta và các nước Đông Nam Á
Cho đến nay, nước ta đã đặt quan hệ ngoại giao và buôn bán với tất cả các nước trong khu vực.
Quan hệ láng giềng thân thiện giữa Việt Nam, Lào và Campuchia đã hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được phát triển trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của mỗi nước và trong công cuộc xây dựng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Việc kí kết các hiệp ước Hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào (năm 1977), giữa Việt Nam và Campuchia (năm 1979) là sự thể hiện sáng ngời các mối quan hệ thân thiện giữa ba nước này.
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á bị gián đoạn trong suốt thời gian có cuộc chiến tranh Đông Dương và do chính sách can thiệp của các nước lớn vào việc giải quyết các vấn đề của khu vực. Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á đang được cải thiện, nhằm xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển (1).
(1): Ngày 28 – 7 – 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên chính thức và đầy đủ của hiệp hội khu vực mạnh này.
Quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước Đông Nam Á được tăng cường và đa dạng hơn kể từ năm 1986, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế, chính trị, đối ngoại. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á gắn liền với việc nước ta thực hiện đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
Hiện nay, trong khu vực, Xingapo là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 1996, giá trị hàng xuất khẩu đến Xingapo là 1290 triệu đôla Mĩ (chỉ sau Nhật Bản), còn giá trị hàng nhập khẩu từ Xingapo là 2032,6 triệu đôla Mĩ (Vượt Nhật Bản). Các nước bạn hàng có vị trí đáng kể khác trong khu vực là Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia.
Việc thu hút đầu tư của các nước ASEAN vào nước ta cũng bước đầu có kết quả.
2. Những cơ hội cho sự mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á
Việt Nam hiện nay có thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người còn thấp, nhưng lại gần một khu vực kinh tế phát triển năng động vào bậc nhất thế giới trong thập niên 80. Một số nước ASEAN đã vượt xa nước ta về bình quân thu nhập quốc dân trên đầu người (1). Sự phát triển kinh tế nhanh của một số nước trong khu vực cho phép và đồng thời đòi hỏi nước ta phải tận dụng được lợi thế của mình để vừa hợp tác, vừa cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới.
(1): Năm 1994, GDP theo đầu người của Việt Nam là 240 đôla Mĩ, trong khi đó của Xingapo là 24.900 đôla Mĩ, của Malaixia là 3.520 đôla Mĩ, của Thái Lan 2.600 đôla Mĩ, của Philippin 960 đôla Mĩ, còn của Inđônêxia 860 đôla Mĩ.
Sự diễn biến của tình hình chính trị trên thế giới và trong khu vực cũng thuận lợi cho xu thế hợp tác giữa các nước Đông Dương và các nước ASEAN. Trên thế giới, thời kỳ chiến tranh lạnh đã kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác đang thay thế sự đối đầu giữa các nước. Xu thế tăng cường hợp tác khu vực đang diễn ra trên nhiều vùng lớn của thế giới.
Tác động của các sự kiện chính trị, kinh tế quốc tế và các khu vực khác trên thế giới, những chuyển biến mau lẹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng góp phần thúc đẩy sự nỗ lực của các nước Đông Nam Á trong việc xây dựng khu vực Đông Nam Á ổn định và phát triển, có vị trí ngày càng được củng cố trên thế giới.
Việc mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta và các nước Đông Nam Á không tách rời với việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong vùng châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia…
3. Về khả năng mở rộng quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á
Khả năng mở rộng các quan hệ kinh tế của nước ta với các nước Đông Nam Á là rất phong phú và rộng mở.
Trước hết, đó là sự hợp tác nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên của khu vực vì quyền lợi của các nước có liên quan, chẳng hạn như việc khai thác tổng hợp sông Mê Công, khai thác các nguồn lợi biển và thềm lục địa của Biển Đông và vịnh Thái Lan…
Sự hợp tác cũng sẽ phát triển trong lĩnh vực đầu tư. Việt Nam có một số khoáng sản quý, trữ lượng khá mà các nước láng giềng không có lợi thế bằng. Lực lượng lao động ở Việt Nam khá lành nghề, lại rẻ hơn so với một số nước Đông Nam Á. Môi trường đầu tư vào Việt Nam thuận lợi. Thị trường Việt Nam có sức mua khá lớn. Điều đó làm tăng thêm sức hấp dẫn với sự đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là hiện nay, các nước ASEAN đang chủ trương bố trí lại cơ cấu công nghiệp ở nước mình.
Trong quá trình mở rộng các quan hệ kinh tế, nước ta sẽ tham gia tích cực vào sự phân công lao động giữa các nước trong khu vực, hoà nhập nhanh hơn vào đời sống kinh tế quốc tế.
Câu hỏi: 1. Hãy kể tên các nước Đông Nam Á có quan hệ ngoại giao và buôn bán với nước ta.
2. Vì sao lại có thể nói nước ta phải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các nước khác của khu vực trong việc mở rộng phát triển kinh tế?
3. Hãy trình bày một số khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế của nước ta với các nước Đông Nam Á.
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Các vấn đề về Đk tự nhiên và TN thiên nhiên Đ.N.Á | |
| |
| | | | Các vấn đề về Đk tự nhiên và TN thiên nhiên Đ.N.Á | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |