Nhật kí văn học: Một cách học hay
Trong thời lượng của một - hai tiết học, học sinh khó có thể bộc lộ hếtnhững cảm xúc, suy nghĩ của mình về tác phẩm. Vì vậy, tổ chức cho họcsinh ghi nhật kí văn học (NKVH) là một trong những hình thức thích hợpgóp phần khắc phục được hạn chế trên.
Việc ghi chép của cá nhân trong đời sống hằng ngày thường rất chân thật, và trong đó bao giờngười viết cũng chỉ ghi lại những gì mà mình đã nếm trải, chiêm nghiệm. Tuy là một thể tài độc thoại nhưng lời độc thoại của người viết nhật kí vẫn có thể mang tính đối thoại vì phải giả định đến ý kiến của ngườikhác về suy nghĩ, trải nghiệm của mình. Do vậy, có thể coi ghi NKVH làmột cuộc trò chuyện với tác phẩm theo kiểu đối thoại bằng ngôn ngữviết. Trong NKVH, học sinh có thể ghi những lời tâm tình với nhân vật nào đó trong tác phẩm mà các em yêu thích hay tạo nhiều ấn tượng nhất,cũng có thể bày tỏ với tác giả hoặc bè bạn những ý kiến, những bức xúc,thắc mắc của mình về tác phẩm. Điều quan trọng là qua NKVH, học sinhđược đối thoại với chính mình. Những tâm tư, những suy nghĩ của các emtrong NKVH biểu hiện sự nhận thức, khả năng, ý thức tư duy của bản thânchủ thể người đọc.
Đối thoại, giao tiếp với tác phẩm bằng cáchghi NKVH nhằm tổ chức những suy nghĩ của học sinh về một tác giả, tácphẩm hay một hiện tượng, sự kiện văn học một cách có ý thức, có hệthống. Học sinh có thể tự nhiên, thoải mái, chân thực hơn khi viết,trình bày, phát biểu ý kiến của mình qua những trang NKVH. Đọc NKVH củahọc sinh, giáo viên cũng có thể so sánh, đối chiếu những cách tiếp nhậnkhác nhau ở từng học sinh, từ đó nắm bắt tư tưởng, nhận thức của họcsinh để định hướng, bổ sung hoặc điều chỉnh bài giảng của mình một cáchthích hợp.
Ở mức độ thấp, học sinh có thể xây dựng NKVH theo kiểu "ghi kép": chia mỗi trang nhật kí thành hai phần. Bên trái dùngghi trích dẫn, kể lại sự việc hoặc mô tả nhân vật. Bên phải ghi nhữngsuy nghĩ hoặc đặt ra những câu hỏi về thông tin ở bên trái mà người đọccòn thắc mắc, chưa hiểu hoặc chưa tán thành... Kiểu "ghi kép" này vừagiúp học sinh bộc lộ được những nhận xét những suy nghĩ đối với từng sựkiện, từng hành động của nhân vật, vừa giúp học sinh hệ thống lại câuchuyện, nhớ được các tình tiết, các nhân vật trong tác phẩm.
Ngoàiviệc bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ văn học, giáo viên tổ chứccho học sinh ghi NKVH nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng viết văn, kĩnăng phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm, về một hay nhiều nhân vật...
NKVH có thể được học sinh ghi trước khi lên lớp học một tác phẩm nào đó.Thực chất, đây chính là một hình thức chuẩn bị bài mang đậm nét đặctrưng của việc dạy văn. Với những gì đã trải nghiệm và ghi lại trongnhật kí, trong quá trình giáo viên hướng dẫn phân tích tác phẩm, họcsinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn nhờ khả năng so sánh những ý kiến, lí giải của giáo viên, của các học sinh khác trong lớp với những suy nghĩcủa mình. Điều đó cũng góp phần hình thành một bối cảnh thích hợp, thôi thúc học sinh có mong muốn trình bày ý kiến, phát biểu cảm nhận chủquan của bản thân với tư cách là một người đọc tích cực, một người đọc có khát vọng giao tiếp, đối thoại không chỉ với những người đọc "đồngcấp" (bạn bè trong lớp) mà còn với người có văn hóa đọc cao nhất trong lớp lúc đó là giáo viên.
NKVH cũng có thể ghi sau khi học xong tác phẩm. Khi đó học sinh đối chiếu những điều đã được phân tích trênlớp với những điều mình đã ghi để tiếp tục chiêm nghiệm, hiểu vấn đềsâu sắc, toàn diện hơn, không chỉ làm giàu vốn kiến thức của mình màcòn làm phong phú thêm nội dung, ý nghĩa tác phẩm, không chỉ biết tựđiều chỉnh những cảm nhận chưa chính xác hay còn hời hợt mà từ đó cònhình thành thói quen tư duy mới hướng đến sự tiếp nhận năng động, sángtạo, khám phá, phát hiện...
Các NKVH, khi được tập hợp lại có thể trở thành nội dung của những buổi hoạt động ngoại khóa dưới hình thức câu lạc bộ "Nhật kí văn học". Trong những câu lạc bộ này, học sinh có thể trình bày tóm tắt những ý kiến lấy ra từ NKVH của họ hay tiến hành thảo luận một số vấn đề cơ bản sau khi học xong một giai đoạn vănhọc, một nhóm tác phẩm hay một nhóm tác giả... trên cơ sở những gì đã viết.
Tất nhiên, NKVH chỉ góp phần hỗ trợ cho việc dạy học văn theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể học sinh như một người đọc văn đích thực. Hoạt động này không thể thay thế hay táchrời các hoạt động dạy học khác, và đặc biệt không thể thiếu vắng vai trò tổ chức, chỉ đạo của giáo viên.