Latest topics | » Sinh viên Đại học Duy Tân được dự diễn đàn thiết kế quốc tế by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:45 pm
» Talkshow “Xu hướng Chuyển đổi Số trong ngành Kiến trúc và Nội thất” by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:45 pm
» Thành công ‘săn’ học bổng quốc tế, sinh viên Đại học Duy Tân qua Indonesia dự Trại hè by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:44 pm
» Sinh viên ĐH Duy Tân làm việc tại Emirates Airlines, hãng hàng không hàng đầu thế giới by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:44 pm
» Đại học Duy Tân Ký kết Hợp tác với Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank Đà Nẵng by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:44 pm
» Sinh viên ngành Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, Đại học Duy Tân tốt nghiệp khóa đầu by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:43 pm
» Trường đại học tư thục đầu tiên thành đại học by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:43 pm
» Chương trình: “Chào đón Tân Sinh viên Viện Việt - Nhật Khóa 30” by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:42 pm
» ĐH Duy Tân ra mắt sản phẩm Mô phỏng hỗ trợ đào tạo kỹ thuật ô tô thông minh by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:41 pm
» Tân khoa Đại học Duy Tân rạng rỡ trong Lễ Tốt nghiệp đợt Tháng 9/2024 by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:38 pm
» Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 thế giới by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:38 pm
» Hội nghị Khoa học Y Dược Duy Tân 2024 về Y Dược Công nghệ cao trong Kỷ nguyên mới by quynhhuong Mon Oct 21, 2024 8:37 pm
|
Thông báo | Thu Jul 02, 2009 4:55 pm by Admin | Bắt đầu từ tháng 7/2009 diễn đàn THPT Cửa Ông chính thức đi vào hoạt đông. Ban quản trị diễn đàn mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thành viên. Mọi góp ý đề nghị xin post tại mục góp ý - đề nghị của diễn đàn.
| Comments: 18 |
THÔNG BÁO VỀ TRANG TÊN MIỀN WEB CHÍNH THỨC CỦA TRƯỜNG THPT CỬA ÔNG | Fri Aug 13, 2010 9:48 pm by Admin | - Hiện nay trường chúng ta đã và đang xây dựng một trang web hoàn thiện bao gồm cả trang chủ và forum. Tên miền chính thức là http://thptcuaong.edu.vn. Các thủ tục mua tên miền mua host đã hoàn tất. Hiện thời giao diện trang web và diễn đàn đang hoàn thiện dần dân cô hi vọng các thành viên của trường có thể ghé qua …
| Comments: 4 |
Xin cho diễn đàn nghỉ đi thôi... | Mon Dec 21, 2009 2:50 pm by Ti_Teo_Tập_Yêu | Sau một thời gian hơi dài không có thời gian và điều kiện vào mạng, mấy hôm nay theo dõi tình hình hoạt động của Forum trường mình, tôi thấy với mức độ thành viên và bài viết như thế này và cả sự quan tâm của Admin cho diễn đàn nữa thì tôi nghĩ, trường mình cho nghỉ cái diễn đàn này đi là vừa...
Như thế tôi cám ơn nhiều vì đỡ phải vào ngó qua rồi thất vọng...
| Comments: 4 |
NỘI QUY DIỄN ĐÀN (Mod chú ý) | Tue Jul 21, 2009 9:18 pm by Admin | Admin yêu cầu các thành viên post bài đúng box. Những bài nội dung tốt nhưng post sai vị trí các mod có thể nhắc nhở rồi chuyển đổi về đúng vị trí. Riêng những bài có nội dung ko lành mạnh và spam yêu cầu các mod không xoá chuyển thẳng xuống mục các bài viết vi phạm. Admin sẽ dùng đó làm căn cứ để cảnh cáo, ban nick hoặc khoá IP
| Comments: 2 |
Các thành viên cần chú ý | Sat Jul 25, 2009 4:30 pm by doanhai309 | Đây là diễn đàn chính thức của trường THPT Cửa Ông, có sự quản lý giám sát của Ban giám hiệu và các thày cô giáo, vì vậy mọi thành viên cần thực hiện đúng nội quy, các bài viết phải đúng chuẩn mực không được tuyên truyền sai mục đích giáo dục của nhà trường.
| Comments: 17 |
TRANG CHỦ - THPT CỬA ÔNG | Sun Aug 16, 2009 3:05 pm by Admin | Hiện tại đã có trang chủ của trường ta tuy nhiên chưa được hoàn thiện. Mọi người cùng chỉnh sửa dần nhé.Bây giờ là 3h 05 phút ngày 16/8/09 10 phút nữa giao diện sẽ đổi.
| Comments: 0 |
VỀ TÊN CỦA CÁC THÀNH VIÊN | Tue Jul 28, 2009 9:59 am by Admin | Hiện nay admin thấy xuất hiện thành viên lập nickname với nội dung không lành mạnh nên yêu cầu đến tất cả các thành viên phải lưu ý khi chọn tên đăng nhập cho mình. Admin sẽ xoá thành viên đó để bạn đó có thể lập lại nickname mới.
| Comments: 13 |
|
| Dự án cánh tay robot cho người khuyết tật: Làm tròn những vầng trăng khuyết… | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
minhuyen0301
Tổng số bài gửi : 2849 Join date : 29/06/2015
| Tiêu đề: Dự án cánh tay robot cho người khuyết tật: Làm tròn những vầng trăng khuyết… Sun Aug 27, 2017 7:48 pm | |
| ThS. Đặng Ngọc Sỹ đang lắp Cánh tay “Robot”cho em Trần Đăng Khoa.GD&TĐ - Một nhóm gồm 5 giảng viên của trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã ấp ủ rồi miệt mài nghiên cứu, chế tạo để cho ra đời phiên bản cánh tay robot tặng cho 2 HS bị khuyết tật ở Quảng Nam, giúp các em giảm bớt phần nào những khó khăn trong sinh hoạt, học tập. Cái khó của dự án, theo như nhóm tác giả, không phải ở ý tưởng hay công nghệ, mà ở chỗ phải làm sao để nhiều người khuyết tật gặp khó khăn về kinh tế có thể tiếp cận được. Muốn vậy thì đảm bảo tính thẩm mĩ và gọn nhẹ, giá cả phải thật sự rẻ, chỉ từ 300 – 500.000 đồng. Nối dài những ước mơĐã nhiều tháng trôi qua kể từ ngày em Phan Trọng Hiếu (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) được tặng cánh tay “giả”, chị Nguyễn Thị Ngọc Đào, mẹ em Hiếu, vẫn không giấu được sự vui mừng. Không vui sao được khi con trai chị đã gần như có thể trở lại là cậu bé linh hoạt như xưa, tự đạp xe đạp đi chơi, tự phục vụ bản thân từ những việc đơn giản như rót nước uống, chuẩn bị sách vở… Hiếu dần thích nghi với đôi cánh tay giả để có thể tự lập trong sinh hoạt hàng ngày, từ ăn uống, vệ sinh… không còn phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ cả mẹ và chị. Bốn năm trước, trong một lần đi chăn bò phụ giúp ba mẹ, cậu bé Hiếu mất đi gần hết cánh tay phải và một phần của cánh tay trái do một quả bom bất ngờ phát nổ. Sau tai nạn ấy, chị Đào kể, Hiếu trở thành một cậu bé rụt rè, ngại giao tiếp. Nhưng không thể để con bỏ ngang con đường học được, hai mẹ con Hiếu nảy sinh ra “sáng kiến” lấy một ống nhựa, khoét lổ rồi nhét ngòi bút vào trong để tập viết. Những ngày đầu mới lắp cánh tay robot, Phan Trọng Hiếu đã có thể tự cầm nắm một số đồ vật với kích thước và trọng lượng khác nhau. Trong ảnh: Hiếu đang tự bê cốc nước để uống. Ngoài Phan Trọng Hiếu, dự án Cánh tay Robot của trường ĐH Duy Tân cũng đã trao tặng một cánh tay robot cho em Trần Đăng Khoa đang học lớp 6 tại Trường THCS Nguyễn Huệ, Đại Lộc, Quảng Nam. Khoa bị mất một bàn tay trái ngay từ khi sinh ra nên luôn tự ti khi giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. Gia đình Khoa nghèo nên không thể mua tay giả cho em. Thật khó để có thể diễn tả hết được niềm vui của ba mẹ Khoa khi nghe con trai thốt lên: “Con có đủ cả hai tay rồi nè”. Câu chuyện của Phan Trọng Hiếu được giảng viên Lê Thanh Thảo tình cờ đọc được trong thời gian đang giao lưu với một trường Cao đẳng tại Hoa Kỳ. Cũng thật trùng hợp là trường này có trung tâm nghiên cứu các sản phẩm tay chân giả cho người khuyết tật. Cô Lê Thanh Thảo đã lập tức kết nối để thành lập ý tưởng rồi mang về Việt Nam. Nhóm Robotica của trung tâm Điện – Điện tử (CEE) của Trường ĐH Duy Tân ra đời, tập hợp những thầy cô giáo và chuyên gia tâm huyết gồm ThS. Đặng Ngọc Sỹ, KS. Đinh Hữu Quang, KS. Phạm Quyền Anh của Trung tâm CEE, TS. Tạ Quốc Bảo thuộc Trung tâm Hóa Tiên tiến, và người khởi động ý tưởng, cô Lê Thị Thanh Thảo của Silver Swallows Studio nhanh chóng bắt tay thực hiện dự án Cánh tay Robot để hỗ trợ cho người khuyết tật. Từng hướng dẫn sinh viên ĐH Duy Tân tham gia Cuộc thi Sáng tạo Robot (ROBOCON) Việt Nam trong nhiều năm và giành nhiều giải thưởng ấn tượng như giải Ba và giải Phong cách năm 2014, cùng giải Robot Bằng tay Xuất sắc nhất và Robot Tự động Xuất sắc nhất năm 2013, nên việc khởi động dự án Cánh tay Robot không gặp nhiều khó khăn đối với nhóm Robotica. Khát vọng đưa sản phẩm rẻ đến mọi ngườiBên cạnh khá nhiều các nguyên vật liệu cần thiết như dây chất dẻo, dây kéo không dãn, vật liệu lót hút ẩm, dây dán độ bền cao,… ĐH Duy Tân còn đầu tư thêm 2 máy in 3D vật liệu nhựa với công nghệ dùng tia khả kiến để chế tạo Cánh tay “Robot”. Trung tâm CEE cũng đã chế tạo thêm 2 máy in 3D vật liệu nhựa bằng phương pháp nóng chảy để gia công các chi tiết với tính chính xác và độ bền cao. Để có được một cánh tay robot nhưng có thể sử dụng như cánh tay thật của con người, nhóm Robotica đã phải thiết kế nhiều chi tiết với độ chính xác tuyệt đối. Mỗi chi tiết như ngón tay, bàn tay, cẳng tay và các khớp nối, “gân” cơ tay sau khi thiết kế được mô phỏng 3D trên phần mềm Solidworks trước khi đưa qua các máy in 3D. Các chi tiết khi in mất khá nhiều thời gian, trung bình in 3D 1 chi tiết tốn hết 6 tiếng, thậm chí có chi tiết phải mất đến 15 tiếng đồng hồ. Để có được một sản phẩm chuẩn xác phải thử nghiệm in đi in lại nhiều lần để tính toán lực và kết cầu phù hợp với chiều dài cánh tay khuyết tật của các em. Nhóm nghiên cứu đã trực tiếp về Quảng Nam nhiều lần liên tục để tiếp xúc với người nhận cánh tay nhằm đo kích thước chính xác, tính toán lực, các kết cấu phù hợp với chiều dài cánh tay của mỗi trường hợp khuyết tật cụ thể. Chẳng hạn như trường hợp của Hiếu, do không phải là dị tật bẩm sinh, các bộ phận còn lại trên tay trái, tay phải cũng hoàn toàn khác nhau nên không có chi tiết nào giống chi tiết nào và phải chỉnh sửa nhiều lần. Ông Đặng Ngọc Sỹ - Phó Giám đốc Trung tâm CEE, Chủ nhiệm đề tài Cánh tay “Robot” cho biết: “Với phiên bản cánh tay Robot đầy tiên, người dùng chỉ đạt hiệu quả tầm 50% nhưng lần thứ 3 khi hoàn thiện, kết quả đã rất thành công. Sau khi lắp Cánh tay “Robot”, các em đã có thể cấm nắm, uống nước, đổ nước,… Riêng em Hiếu đã có thể đi xe đạp vững với cánh tay giả”. Sau hai lần điều chỉnh, Cánh tay “Robot” đã đạt chuẩn với độ nhỏ gọn phù hợp, nhẹ, có tính thẩm mỹ cao, giúp người sử dụng có thể thực hiện việc cầm nắm chắc chắn các vật dụng có kích thước và khối lượng khác nhau. Theo ông Đặng Ngọc Sỹ thì muốn làm cánh tay robot giá rẻ thì phải “tự làm chủ được công nghệ, tự tìm được các nguyên vật liệu cần thiết như dây chất dẻo, dây kéo không giãn, vật liệu lót hút ẩm, dây dán có độ bền cao… Đặc biệt, mỗi chi tiết như ngón tay, bàn tay, cẳng tay và các khớp nối, gân cơ tay phải là những thông số được tính toán hợp lý dựa trên các số đo trên phần còn lại của bàn tay các em”. Sau thành công của phiên bản 2 của dự án Cánh tay Robot, nhóm Robotica đang tiếp tục chế tạo thêm những Cánh tay Robot phiên bản 3 mới để trao tặng cho các trường hợp bị khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn khác. “Đối tượng mà nhóm hướng tới là các em khuyết tật ở độ tuổi từ 10 – 25 tuổi. Ở những phiên bản tiếp theo, nhóm sẽ cải tiến sản phẩm theo tiêu chí thẩm mỹ, màu sắc bắt mắt đồng thời phải tinh gọn hơn vì một trong những điều quan trọng là phải tạo sự tự tin, thoải mái cho các em khi sử dụng cánh tay robot” – ông Đặng Ngọc Sỹ cho biết. Nhóm cũng đặt mục tiêu nâng cấp thiết kế các Cánh tay Thông minh có lắp cảm biến biết “hiểu” giúp nhận diện tín hiệu từ thần kinh trung ương và chỉ thị đến các cơ bắp để thực hiện các chuyển động, giúp người khuyết tật có thể khắc phục được nhiều vấn đề khó khăn hơn trong cuộc sống. Hà Nguyên
Được sửa bởi minhuyen0301 ngày Mon Aug 28, 2017 2:19 pm; sửa lần 1. | |
| | | minhuyen0301
Tổng số bài gửi : 2849 Join date : 29/06/2015
| Tiêu đề: Re: Dự án cánh tay robot cho người khuyết tật: Làm tròn những vầng trăng khuyết… Mon Aug 28, 2017 2:17 pm | |
| Nghị lực của tân sinh viên - nạn nhân chất độc da cam Dù bệnh tật do di chứng chất độc da cam/dioxin khiến thân hình cao chưa đầy 1m, thường xuyên ốm đau nhưng Hồ Xuân Sang (thôn 4 xã Tiên Sơn, Tiên Phước, Quảng Nam) vẫn nỗ lực học tập. Hồ Xuân Sang làm thủ tục nhập học tại ĐH Duy Tân. Ảnh: Nhật Hạ.Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Sang đạt 24,55 điểm và trúng tuyển ngành Công nghệ phần mềm (ĐH Duy Tân, Đà Nẵng). Sang nuôi ước mơ sẽ sớm trở thành kỹ sư công nghệ giỏi, tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ bố mẹ. Hồ Xuân Sang có 4 anh em. Cha là ông Hồ Xuân Cảnh bị nhiễm độc da cam/dioxin trong thời gian là bộ đội tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Hậu quả để lại là 3 trong 4 người con là nạn nhân của chất độc da cam với chứng bệnh quái ác. Sang bị bệnh rối loạn thần kinh cận động bẩm sinh, đến tuổi 18 Sang vẫn mang vóc dáng chỉ như học sinh cấp 1 với chiều cao khiêm tốn 1m, thân hình nhỏ, chân tay ngắn và yếu ớt. Sang kể rằng: Do việc đi lại khó khăn, suốt những năm cấp 1, cấp 2 mẹ em là người đồng hành mỗi buổi cùng em đến trường. Nhưng khi lên học tại trường THPT Trần Phú (Hiệp Đức) cách nhà hơn 10km, em phải ở trọ và phải nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô, cuối tuần mới được mẹ đón về nhà. Nhiều hôm, ốm đau bất ngờ em phải nhập viện nhờ sự giúp đỡ của bạn. Hoàn cảnh gia đình, cũng như thiệt thòi do bệnh tật nhưng Sang vẫn quyết tâm học. Suốt 12 năm học phổ thông, em là học sinh có thành tích học tập khá, giỏi và luôn đứng nhất nhì lớp. “Từ những năm cấp 3 em đã rất mê công nghệ nên khi đạt số điểm cao, em đã chọn ngành công nghệ phần mềm để phù hợp với sức khỏe của bản thân”, Sang chia sẻ. Tin con trai đậu đại học khiến ba mẹ là ông Hồ Xuân Cảnh và bà Ngô Thị Bảy vui mừng nhưng kèm theo đó là bộn bề lo toan vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cũng như lo lắng cho con đi học xa nhà không người chăm đỡ. Ông Cảnh cho biết vì thương tật, cụt một chân nên mấy chục năm qua ông chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp việc nhà, không làm được gì để giúp vợ nuôi 3 con tật nguyền. Con trai đậu đại học, gia đình rất mừng, bà Bảy phải chạy vạy để lo cho con có tiền đi nhập học. Sáng ngày 7/8, Sang được anh rể dẫn đến trường ĐH Duy Tân để nhập học. Khi đóng tiền học, Sang bất ngờ khi được các cán bộ tiếp nhận hồ sơ cho hay em đã được nhà trường trao học bổng toàn phần để giúp an tâm học tập, sớm thực hiện ước mơ của mình. Sang lập tức điện thoại về cho bố thông báo tin vui. “Có lẽ bố mẹ em cũng đang rất vui. Em sẽ quyết tâm học tập và tự tin với hành trình chinh phục ước mơ của mình”, Sang chia sẻ. Mơ một chiếc xe đạp điệnRa Đà Nẵng nhập học, vì không có tiền thuê trọ, Sang ở nhà một người chị ở tận quận Liên Chiểu. Anh chị bận bịu, Sang mơ sẽ có chiếc xe đạp điện để tự mình đến trường, anh chị không phải đưa đón. “Xe đạp chân em yếu không thể đi được nhưng xe đạp điện thì em có thể tự đi. Em muốn lắm, nhưng không dám nói, sợ bố mẹ lại phải vay mượn để lo cho em. Bố mẹ em khổ vì em nhiều quá rồi!”, Sang cho biết và lo lắng những ngày tới, anh chị bận bịu, chưa biết nhờ ai đưa đến trường. NGUYỄN THÀNH | |
| | | quynhhuong
Tổng số bài gửi : 1231 Join date : 29/08/2016
| Tiêu đề: Re: Dự án cánh tay robot cho người khuyết tật: Làm tròn những vầng trăng khuyết… Mon Aug 28, 2017 10:01 pm | |
| Sinh viên Duy Tân học làm phim với các nhà sản xuất, quay phim đến từ Mỹ Sinh viên Duy Tân hào hứng học làm phim với ông Phil Tuckett - Giám đốc điều hành của Phim trường sản xuất phim kỹ thuật số đến từ Mỹ Sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã có 3 tuần học làm phim với những nhà sản xuất, quay phim đến từ Mỹ. Hai nhà làm phim hàng đầu của ĐH Dixie State (công lập), UT, Mỹ là ông Phil Tuckett - Giám đốc điều hành của Phim trường sản xuất phim kỹ thuật số (từng đạt nhiều giải Emmy) và ông Dan Malloy - nhà sản xuất kiêm quay phim đã đến ĐH Duy Tân để trực tiếp hướng dẫn sinh viên Duy Tân các thao tác quay phim, dựng phim và hoàn thành một bộ phim tài liệu trong khóa học Documentary Film Production diễn ra trong 3 tuần từ ngày 24.7.2017 đến 11.8.2017. Đây là cơ hội hiếm có để các bạn sinh viên yêu thích làm phim của ĐH Duy Tân tiếp cận với công nghệ sản xuất phim tiên tiến trên thế giới, đồng thời có thể nâng cao và hoàn thiện kỹ năng, tay nghề làm phim của mình. Nhà sản xuất kiêm quay phim Dan Malloy hướng dẫn sinh viên Duy Tân các kỹ năng ghi hình để có những cảnh quay đẹp Film Production là một học phần của Đồ án CDIO tại ĐH Duy Tân. Để nâng cao chất lượng học phần, ĐH Duy Tân đã triển khai khóa học Documentary Film Production có sự tham gia của 2 nhà làm phim người Mỹ. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình trao đổi giảng dạy do ĐH Duy Tân ký kết với ĐH công lập Dixie State vào tháng 4.2016 với mong muốn hợp tác giữa 2 trường sẽ giúp nâng cao và hoàn thiện các kỹ thuật làm phim và điện ảnh cho sinh viên. ĐH Duy Tân và ĐH Dixie State đang hướng đến việc duy trì lớp học này hằng năm nhằm tạo cơ hội cho sinh viên các khoa như Kiến trúc, Công nghệ thông tin… từ năm 3 trở đi có thể đăng ký học tập. Các bạn sẽ được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào cùng số lượng thành viên trong lớp không quá 20 sinh viên. Chương trình học mỗi năm sẽ được điều chỉnh thay đổi theo nhu cầu phát triển của xã hội, mang đến sự đa dạng trong quá trình tiếp cận kỹ thuật làm phim của sinh viên. Tại khóa học, Giám đốc điều hành Phim trường Phil Tuckett và nhà sản xuất phim Dan Malloy đã hướng dẫn sinh viên các kỹ thuật điện ảnh cơ bản bao gồm lắp ráp, thu âm, điều chỉnh ánh sáng, thực hành quay phim, và kỹ năng phỏng vấn khi thực hiện phim tài liệu. Ngay khi nắm vững lý thuyết, sinh viên được phân chia theo nhóm và đi tham quan thực tế tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà và phố cổ Hội An để quay và dựng các bộ phim ngắn. Dựa trên các bộ phim ngắn do sinh viên làm, 2 giảng viên đến từ Mỹ đã đánh giá và cho điểm trực tiếp vào học phần của sinh viên. Trên cơ sở kết quả làm phim cùng đánh giá về sự tiến bộ, năng động của sinh viên trong suốt quá trình học, 4 sinh viên của lớp sẽ được chọn đi khảo sát thực tế tại các di tích lịch sử như Khe Sanh, địa đạo Vịnh Mốc… ở Quảng Trị để quay những thước phim chân thực về lịch sử Việt Nam, phục vụ cho các dự án làm phim 3D về đề tài chiến tranh ở Việt Nam có sự hợp tác giữa ĐH Duy Tân và ĐH Công lập Dixie State. Kết thúc khóa học, 2 sinh viên xuất sắc nhất sẽ được nhận học bổng tham gia học kỳ trao đổi 3 tháng tại ĐH Dixie State vào mùa xuân năm tới. Những bạn sinh viên có tiềm năng sẽ được cộng tác với ê-kíp làm phim của 2 thầy Phil Tuckett và Dan Malloy để dựng phim và tham gia Liên hoan Phim tài liệu quốc tế DOCUTAH năm tới. Đây là cơ hội quý để các bạn sinh viên phát huy khả năng của mình trong môi trường nghề nghiệp chuyên nghiệp, và một lần nữa, khẳng định tên tuổi sinh viên Duy Tân trên trường quốc tế. Bạn Trần Hồng Quang - lớp K-20 ADH, ngành Thiết kế đồ họa, ĐH Duy Tân là thành viên của khóa học chia sẻ: “Lớp học làm phim tài liệu này thực sự rất bổ ích và cần thiết cho sinh viên ngành Thiết kế đồ họa. Trước hết, em đã có thể cải thiện được năng lực tiếng Anh đáng kể khi giao tiếp với các thầy người nước ngoài. Sau đó, chúng em được các thầy nhiệt tình giảng dạy để có thể sử dụng các thiết bị làm phim tối tân, hiện đại mà trước đây em chưa được nhìn thấy. Việc chúng em được đảm nhận các vai trò khác nhau trong quá trình thực hiện một bộ phim như: người quay, trợ lý, nhân viên ánh sáng, âm thanh,... đã giúp chúng em được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ và lý thú cũng như tích lũy thêm kiến thức để cùng bạn bè làm một bộ phim chất lượng”. Được đánh giá là một trong những trường đại học công lập lớn ở Mỹ với bề dày lịch sử hơn 100 năm, ĐH Dixie State đào tạo nhiều ngành nghề và sở hữu riêng một phim trường sản xuất phim kỹ thuật số được điều hành bởi Phil Tuckett - người từng giành 30 giải thưởng Emmy trong vai trò là nhà sản xuất, đạo diễn, người viết Kịch bản, biên tập viên và nhà quay phim. Việc được học tập với các nhà làm phim, sản xuất phim nổi tiếng đến từ ĐH Dixie State - trường hằng năm đều đặn sản xuất các bộ phim tài liệu, sinh viên ĐH Duy Tân có cơ hội được tiếp cận với cách thức làm phim hiện đại nhất để cho ra đời những bộ phim để đời. Tâm Thông http://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-duy-tan-hoc-lam-phim-voi-cac-nha-san-xuat-quay-phim-den-tu-my-862897.html | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Dự án cánh tay robot cho người khuyết tật: Làm tròn những vầng trăng khuyết… | |
| |
| | | | Dự án cánh tay robot cho người khuyết tật: Làm tròn những vầng trăng khuyết… | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |