Bắt đầu từ tháng 7/2009 diễn đàn THPT Cửa Ông chính thức đi vào hoạt đông. Ban quản trị diễn đàn mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thành viên. Mọi góp ý đề nghị xin post tại mục góp ý - đề nghị của diễn đàn.
THÔNG BÁO VỀ TRANG TÊN MIỀN WEB CHÍNH THỨC CỦA TRƯỜNG THPT CỬA ÔNG
Fri Aug 13, 2010 9:48 pm by Admin
- Hiện nay trường chúng ta đã và đang xây dựng một trang web hoàn thiện bao gồm cả trang chủ và forum. Tên miền chính thức là http://thptcuaong.edu.vn. Các thủ tục mua tên miền mua host đã hoàn tất. Hiện thời giao diện trang web và diễn đàn đang hoàn thiện dần dân cô hi vọng các thành viên của trường có thể ghé qua …
Sau một thời gian hơi dài không có thời gian và điều kiện vào mạng, mấy hôm nay theo dõi tình hình hoạt động của Forum trường mình, tôi thấy với mức độ thành viên và bài viết như thế này và cả sự quan tâm của Admin cho diễn đàn nữa thì tôi nghĩ, trường mình cho nghỉ cái diễn đàn này đi là vừa...
Như thế tôi cám ơn nhiều vì đỡ phải vào ngó qua rồi thất vọng...
Admin yêu cầu các thành viên post bài đúng box. Những bài nội dung tốt nhưng post sai vị trí các mod có thể nhắc nhở rồi chuyển đổi về đúng vị trí. Riêng những bài có nội dung ko lành mạnh và spam yêu cầu các mod không xoá chuyển thẳng xuống mục các bài viết vi phạm. Admin sẽ dùng đó làm căn cứ để cảnh cáo, ban nick hoặc khoá IP
Đây là diễn đàn chính thức của trường THPT Cửa Ông, có sự quản lý giám sát của Ban giám hiệu và các thày cô giáo, vì vậy mọi thành viên cần thực hiện đúng nội quy, các bài viết phải đúng chuẩn mực không được tuyên truyền sai mục đích giáo dục của nhà trường.
Hiện tại đã có trang chủ của trường ta tuy nhiên chưa được hoàn thiện. Mọi người cùng chỉnh sửa dần nhé.Bây giờ là 3h 05 phút ngày 16/8/09 10 phút nữa giao diện sẽ đổi.
Hiện nay admin thấy xuất hiện thành viên lập nickname với nội dung không lành mạnh nên yêu cầu đến tất cả các thành viên phải lưu ý khi chọn tên đăng nhập cho mình. Admin sẽ xoá thành viên đó để bạn đó có thể lập lại nickname mới.
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức
2 posters
Tác giả
Thông điệp
minhuyen0301
Tổng số bài gửi : 2849 Join date : 29/06/2015
Tiêu đề: Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức Tue Mar 28, 2017 1:48 pm
“Điều quan trọng là tôi học được một thái độ, một tinh thần y đức mà bất kỳ người điều dưỡng nào bắt buộc cũng phải có. Tôi sẽ cố gắng truyền lại cho học viên của mình tinh thần “giữa điều dưỡng viên và người bệnh không hề có khoảng cách nào cả” - Cô giáo Trương Thị Ngọc Thúy, giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, trường trung cấp Âu Lạc - Huế chia sẻ. Sau 3 tuần với các giờ học lý thuyết kết hợp thực hành, ngày 3/3 vừa qua, Đại học Duy Tân cùng Trung tâm di trú và phát triển quốc tế (CIM), Hội hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức (CHLB) Đức (ViFi) đã tổ chức bế giảng khóa đào tạo “Chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực Điều dưỡng của CHLB Đức”, diễn ra từ ngày 13/2 đến ngày 3/3/2017. Tham dự khóa học có 150 học viên là các cán bộ điều dưỡng đang công tác tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tại Đà Nẵng, (như Trung tâm Y tế quận Hải Châu, quận Thanh Khê, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 – Bộ Công An) các giảng viên và sinh viên khoa Điều dưỡng của Đại học Duy Tân và Trường Trung Cấp Âu Lạc (Huế).
Giờ học lý thuyết chuyên môn kết hợp thực hành của khóa đào tạo. -Ảnh do Đại học Duy Tân cung cấp. Học sự tận tụy, tận tâm và xả thân cho người bệnh “Đây là khóa học rất bổ ích đối với tôi và chắc chắn tất cả các anh chị học viên, các em sinh viên cũng đều có chung nhận xét như vậy. Trong 3 tuần, chúng tôi đã học được rất nhiều điều, làm quen với một công nghệ về điều dưỡng thực sự của nền Y học CHLB Đức, một quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu về Y khoa. Nói đúng hơn là một quy trình về công nghệ về điều dưỡng với các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ mà ai ai cũng mơ được như thế để cứu chữa hiệu quả cho người bệnh. Chẳng hạn một kỹ thuật thông thường thôi là “xông tiểu”, ngành Y nước bạn chế tạo và sử dụng những dụng cụ nhìn thì đơn giản, nhưng vô cùng tiện lợi và hiện đại. Đó là bộ dụng cụ thông tiểu tiên tiến kèm với kỹ thuật đơn giản nhưng lại cho khả năng làm giảm mức độ nhiễm trùng niệu mà có nơi ở Việt Nam mình, theo tôi biết, có đến 90% người bệnh chịu nhiễm trùng niệu … Nhưng điều quan trọng là tôi học được một thái độ y đức mà người điều dưỡng bắt buộc phải có. Tôi sẽ cố gắng truyền lại cho học viên của mình tinh thần “giữa điều dưỡng viên và người bệnh không hề có khoảng cách nào cả”, điều dưỡng viên cũng là người thân, là con, là cháu, là vợ, là chồng, là ông, là bà, là người nhà của người bệnh. Sự tận tâm với một thái độ hết lòng chăm sóc, xem cơn đau, sự khó chịu mà người bệnh đang chịu đựng như của chính mình hay người thân của mình” - cô giáo Trương Thị Ngọc Thúy – Giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, trường trung cấp Âu Lạc - Huế chia sẻ.
Cô giáo Trương Thị Ngọc Thúy – Giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, trường trung cấp Âu Lạc - Huế đón nhận Chứng chỉ từ Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân. - Ảnh: T.N. Hợp tác Đức- Việt vì mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc Được biết, khóa đào tạo “Chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực Điều dưỡng của CHLB Đức”, được khởi sự trao đổi bàn bạc cách đây gần một năm giữa Đại học Duy Tân và Tổ chức ViFi (chính xác là vào tháng 4/2016) qua nhịp cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đến ngày 15/12/2016, chương trình hợp tác, được Trung tâm di trú và phát triển quốc tế (CIM - là Trung tâm có chức năng kiểm tra và giám sát tuyển lao động toàn cầu trong hợp tác quốc tế các hoạt động của Chính phủ CHLB Đức) phê chuẩn, chấp thuận. “Thực sự cả về phía các bạn Đức cũng như Việt Nam chúng ta, thời gian chuẩn bị chỉ trong vòng vài tháng để triển khai. Ban Tổ chức khóa đào tạo cả 2 phía đều gặp phải những khó khăn như công tác chuẩn bị chuyên gia tình nguyện Đức, chuẩn bị nội dung chi tiết, chuẩn bị các thủ tục hành chính, đi lại, lưu trú, … Tuy nhiên, với mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của khóa đào tạo, cuối cùng, mọi việc cũng hoàn tất để khóa đào tạo diễn ra thành công như đã hoạch định theo 3 nhóm chủ đề: Thực hành Điều dưỡng chuyên nghiệp ; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Cân bằng dinh dưỡng và nâng cao trình độ giảng dạy tiếng Đức tại các cơ sở đào tạo Điều dưỡng. Đây là các vấn đề rất cần thiết và rất đáng quan tâm hiện nay trong nghiệp vụ điều dưỡng nói riêng và công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng nói chung” - Thầy thuốc Nhân dân, Phó GS.TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Tổ chức hỗ trợ hòa nhập cho Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Đức phát biểu tại Lễ bế giảng- Trao Chứng chỉ (ảnh trên) và đón nhận lẵng hoa tri ân của lãnh đạo Đại học Duy Tân (ảnh tiếp theo). -Ảnh: T.N. Còn theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Tổ chức hỗ trợ hòa nhập cho Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam tại Đức: “Thời gian 3 tuần tuy ngắn nhưng với sự làm việc nhiệt tình của các chuyên gia từ Đức và Hà Lan (các Cô giáo Dorothea Moczek, Annegret Lieberoth-Leden, Ascha Kikstra, …) cũng như tinh thần học hỏi cao của các học viên, khóa học cũng đã cung cấp khá đầy đủ những kiến thức căn bản và nâng cao mà một người điều dưỡng viên cần có khi làm việc tại Đức nói riêng và tại Châu Âu nói chung.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, lực lượng điều dưỡng viên người Việt học tập và làm việc tại cộng hòa liên bang Đức ngày một tăng, góp phần giải quyết vấn nạn thiếu hụt điều dưỡng viên tại các bệnh viện, các trại dưỡng lão tại Đức. Việc cung cấp thông tin chính xác và kỹ năng phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao khả năng tiếp cận, rút ngắn thời gian thích ứng của các điều dưỡng viên đã qua đào tạo.
Đó là mục tiêu chính của toàn khóa học cũng như mục tiêu của dự án là hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030, cụ thể: Mục tiêu số 1: Xóa nghèo; mục tiêu số 4:Giáo dục chất lượng cao; mục tiêu số 5: Bình đẳng giới; mục tiêu số 8: Nhiều việc làm và nền kinh tế phát triển tốt; mục tiêu số 10: Giảm bất bình đẳng giới; mục tiêu số 11: Các thành phố và cộng đồng bền vững; mục tiêu số 12: Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách có trách nhiệm; mục tiêu số 17: các quan hệ đối tác cho phát triển bền vững”.
minhuyen0301
Tổng số bài gửi : 2849 Join date : 29/06/2015
Tiêu đề: Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng, kỳ cuối: Mở ra cơ hội trao đổi nguồn nhân lực điều dưỡng Việt Nam với các nước Tue Mar 28, 2017 2:12 pm
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng, kỳ cuối: Mở ra cơ hội trao đổi nguồn nhân lực điều dưỡng Việt Nam với các nước Ngày nay trên thế giới, tại các nước trong khu vực, cũng như ở Việt Nam, nhu cầu và vai trò của chăm sóc điều dưỡng ngày càng quan trọng, đóng góp tích cực trong quy trình chăm sóc sức khỏe của con người, đặc biệt là chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng người bệnh. Rõ nét nhất là đáp ứng công việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ cô đơn, những người khuyết tật … Tất cả đều rất cần sự trợ giúp tích cực của xã hội và hoạt động y tế mà lực lượng chuyên nghiệp bao gồm các thầy thuốc và điều dưỡng chuyên khoa được đào tạo cẩn thận và có chất lượng. Đặc biệt nhất vẫn là đào tạo bài bản và thấm nhuần “vào tận máu thịt người học, người làm điều dưỡng” sự tận tụy, hy sinh và xả thân vì người bệnh.
Bạn Đào Văn Lực, quê ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, sinh viên năm thứ nhất, ngành Điều dưỡng đa khoa, ĐH Duy Tân (bìa phải ảnh) cùng các bạn sinh viên tham dự khoa đào tạo nhận Chứng chỉ - Ảnh: T.N
“Điều đầu tiên em học được là sự tận tâm của điều dưỡng viên, xem người bệnh như người thân thương nhất của mình hoặc thậm chí là chính mình để phục vụ với tất cả sự tận tâm. Cái gì mà người điều dưỡng viên có thể làm được thì dốc hết sức, làm hết lòng để người bệnh mau bình phục.
Còn về công nghệ điều dưỡng của nước bạn, thì … em ước gì ngành Y chúng ta cũng được trang bị những dụng cụ hiện đại như thế, từ kim lấy máu (phục vụ xét nghiệm) theo công nghệ mới, người được lấy máu không thấy đau, không có cảm giác sợ…
Và cuối cùng em học được nhiều kỹ năng mới mà nhân viên điều dưỡng cần phải biết, biết một cách thuần thục đó là cách di chuyển người bệnh, các biện pháp can thiệp nhanh trong khi chờ bác sỹ chuyên khoa đến xử lý trong tình huống người bệnh khó thở hay bất ngờ đột quỵ” – bạn Đào Văn Lực, quê ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, sinh viên năm thứ nhất, ngành Điều dưỡng đa khoa, ĐH Duy Tân chia sẻ.
Mở ra cơ hội trao đổi nguồn nhân lực điều dưỡng Việt Nam với các nước
Không chỉ nhu cầu nguồn nhân lực trong nước đối với ngành Điều dưỡng ngày càng tăng, mà trong xu thế hội nhập, hợp tác lao động toàn cầu, một số nước phát triển, trong đó có CHLB Đức, Nhật Bản, đều thông qua con đường liên quốc gia và các tổ chức xã hội, luôn có nhu cầu tuyển chọn Cử nhân, Cao đẳng và lực lượng hỗ trợ chăm sóc điều dưỡng Việt Nam (cũng như các quốc gia khác) sang làm việc tại nước mình.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu các nhu cầu, cách thức phục vụ, tập quán, các hoạt động kỹ thuật điều dưỡng hiện đang tiến hành ở các nước sở tại, mô hình tổ chức điều dưỡng, các đặc điểm tâm lý và giao tiếp…đều là những vấn đề rất thiết thực cần được tìm hiểu, học hỏi và giảng dạy, đào tạo sớm. Đó cũng chính là mục đích và nội dung đầy nhân văn của khóa đào tạo, chuyển giao này.
Và đây cũng là lý do vì sao, trong chuyến công tác tại miền Trung Việt Nam mới đây, Ngài Đại sức đặc mệnh toàn quyền CHLB Đức tại Việt Nam – Cart Georg Christian Berger - và đoàn đại biểu các bộ, ngành, doanh nghiệp tháp tùng đã đến thăm, tìm hiểu và làm việc tại Đại học Duy Tân.
Ngài Đại sứ đã ghi nhận các đề nghị hợp tác giúp đỡ trong lĩnh vực Sinh học phân tử, vấn đề dạy tiếng Đức cho một số cơ sở đào tạo điều dưỡng… và đặc biệt là hợp tác chuyển giao chương trình đào tạo, nhằm tuyển dụng điều dưỡng viên sang Đức tu nghiệp và làm việc.
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng (ảnh trên) và Thầy thuốc Nhân dân, Phó GS.TS Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân - trao Chứng chỉ và chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên kháo đào tạo (3/3/2017). Được biết, khóa đào tạo có 15 nội dung, trong đó phía CHLB Đức cấp Chứng chỉ cho 3 nội dung phía bạn đã chuyển giao.
-Ảnh: T.N.
“Khóa đào tạo mà hôm nay chúng ta kết thúc đã cung cấp cho các giảng viên, các điều dưỡng viên tại Việt Nam những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về nghề điều dưỡng tại CHLB Đức, cũng như kiến thức về chế độ dinh dưỡng phù hợp và yêu cầu ngoại ngữ đối với người nước ngoài khi làm việc trong ngành điều dưỡng tại Đức.
Tôi cho rằng, không chỉ là kiến thức học thuật, khóa học đã mang đến những kinh nghiệm rất cụ thể, kể cả giới thiệu những khó khăn của điều dưỡng viên người nước ngoài, đặc biệt là người Việt, khi làm việc tại Đức.
Khóa đào tạo đã góp phần mang đến cái nhìn toàn diện về nghề điều dưỡng tại Đức, cung cấp thông tin cho những giảng viên, trợ giảng, những người hướng dẫn thực hành nhằm mở rộng thông tin đến các học viên đang theo học điều dưỡng. Giúp họ cập nhật đầy đủ nhất về công việc cụ thể và các kỹ năng mới nhất trong ngành điều dưỡng.
Điều này càng có ích, như tôi đã nói, đối với một điều dưỡng viên khi sang làm việc tại Đức nói riêng và tại Châu Âu nói chung” - bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh phân tích thêm.
"Trong suốt khóa đào tạo, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở và nhấn mạnh cho các học viên, mặc dù phần lớn đã được đào tạo qua chương trình Đại học, về mặt lý thuyết, nhưng phần thực hành lại mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nghề điều dưỡng – một nghề độc lập, có lịch sử, truyền thống lâu đời và nội dung hoạt động, nội dung phục vụ như một thiên chức, thì ngày càng phát triển. Chính vì thế kinh nghiệm thực hành ở các nước tiên tiến có nền Y học hiện đại như CHLB Đức, mà chúng ta được tiếp nhận là vô cùng quí báu” - Phó GS.TS. Nguyễn Ngọc Minh khẳng định.
T.Ngọc thực hiện
minhuyen0301
Tổng số bài gửi : 2849 Join date : 29/06/2015
Tiêu đề: Re: Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức Wed Mar 29, 2017 9:56 am
Tiêu đề: Re: Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức Thu Mar 30, 2017 12:30 am
ĐH Duy Tân tặng cánh tay “Robot” cho học sinh khuyết tật Chứng kiến rất nhiều em nhỏ bị khuyết tật, mất toàn bộ hoặc một phần cánh tay gây khó khăn trong sinh hoạt và thiệt thòi trong cuộc sống, nhóm Chế tạo Robot (Robotica), thuộc Trung tâm Điện-Điện tử kỳ cựu của Đại học (ĐH) Duy Tân đã lập một dự án mới mang tên Cánh tay “Robot” cho người Khuyết tật.
ThS. Đặng Ngọc Sỹ (đứng) lắp Cánh tay “Robot”cho em Phan Trọng Hiếu để em có thể uống nước, đi xe đạp.
Sau 4 tháng miệt mài nghiên cứu, chế tạo và triển khai, nhóm đã cho ra đời một sản phẩm hoàn thiện. 2 Cánh tay “Robot” đã được lắp ráp thành công trong chuyến công tác của ĐH Duy Tân về tỉnh Quảng Nam trao tặng cho 2 em học sinh là Phan Trọng Hiếu và Trần Đăng Khoa. Từng hướng dẫn sinh viên Duy Tân tham gia Cuộc thi Sáng tạo Robot (ROBOCON) Việt Nam trong nhiều năm và giành nhiều giải thưởng ấn tượng như giải Ba và giải Phong cách năm 2014, cùng giải Robot Bằng tay Xuất sắc nhất và Robot Tự động Xuất sắc nhất năm 2013, nên việc khởi động dự án Cánh tay Robot không gặp nhiều khó khăn đối với nhóm Robotica của ĐH Duy Tân. Những thầy cô có nhiều kinh nghiệm nhất gồm ThS. Đặng Ngọc Sỹ, KS. Đinh Hữu Quang, KS. Phạm Quyền Anh của Trung tâm CEE, TS. Tạ Quốc Bảo thuộc Trung tâm Hóa Tiên tiến, và người khởi động ý tưởng, cô Lê Thị Thanh Thảo của Silver Swallows Studio, ĐH Duy Tân đã có chung tâm huyết thiết kế một Cánh tay Robot, và nhanh chóng bắt tay vào thực hiện để hỗ trợ người khuyết tật. Bên cạnh khá nhiều các nguyên vật liệu cần thiết như dây chất dẻo, dây kéo không giãn, vật liệu lót hút ẩm, dây dán độ bền cao,… ĐH Duy Tân còn đầu tư thêm 2 máy in 3D vật liệu nhựa với công nghệ dùng tia khả kiến để chế tạo Cánh tay “Robot”. Trung tâm CEE cũng đã chế tạo thêm 2 máy in 3D vật liệu nhựa bằng phương pháp nóng chảy để gia công các chi tiết với tính chính xác và độ bền cao.
Em Trần Đăng Khoa rất vui khi được lắp tay giả. Để có được một cánh tay robot nhưng có thể sử dụng như cánh tay thật của con người, nhóm Robotica đã phải thiết kế nhiều chi tiết với độ chính xác tuyệt đối. Mỗi chi tiết như ngón tay, bàn tay, cẳng tay và các khớp nối, “gân” cơ tay sau khi thiết kế được mô phỏng 3D trên phần mềm Solidworks trước khi đưa qua các máy in 3D. Các chi tiết khi in mất khá nhiều thời gian (trung bình in 3D 1 chi tiết tốn hết 6 tiếng, có chi tiết “ngốn” tới 15 tiếng) và để có được một sản phẩm chuẩn xác phải thử nghiệm in đi in lại nhiều lần. Bên cạnh đó, nhóm đã trực tiếp về Quảng Nam liên tục để tiếp xúc với người nhận cánh tay nhằm đo kích thước chính xác, tính toán lực các kết cấu phù hợp với chiều dài cánh tay khuyết tật cụ thể nên sau khi hoàn thành, Cánh tay “Robot” đã đạt chuẩn với độ nhỏ gọn phù hợp, nhẹ, có tính thẩm mỹ cao và giúp người sử dụng có thể thực hiện việc cầm nắm chắc chắn các vật dụng có kích thước và khối lượng khác nhau. Mới đây nhất, ngày 2/3/2017, 2 Cánh tay “Robot” phiên bản 2 do ĐH Duy Tân chế tạo đã được đưa đến Quảng Nam để trao tặng cho 2 em học sinh bị khuyết tật cánh tay. Đó là 2 học sinh ngoan, học tốt nhưng đã chịu thiệt thòi với đôi tay bị mất từ nhỏ: Đó là em Trần Đăng Khoa đang học lớp 6 tại trường THCS Nguyễn Huệ, Đại Lộc, Quảng Nam, bị mất một bàn tay trái ngay từ khi sinh ra nên luôn tự ti khi giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. Gia đình Khoa nghèo nên không thể mua tay giả cho em.
Riêng em Phan Trọng Hiếu, học lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Trãi, Quảng Nam thì bị mất cả 2 tay sau một lần cầm phải một quả bom. Trái tim người mẹ Nguyễn Thị Ngọc Đào đã tan nát với tiếng nổ chát chúa lần đó vì đôi tay bé nhỏ của con không còn lành lặn. Giấu đau xót vào lòng, chị Ngọc Đào đành lấy một ống bơ, đục lỗ rồi chọc ngòi bút vào trong để cho con viết chữ. Cũng từ đó, cuộc sống và tâm sinh lý của Hiếu có nhiều thay đổi, khiến em không còn vui vẻ như trước đây. Nhóm Chế tạo Robot Duy Tân đã gửi đến cho các em một món quà gần như vô giá, đó là những Cánh tay “Robot” được đặc chế cho từng em. Ban đầu, do chưa quen với cánh tay giả nên các em có đôi chút ngại ngần. Tuy nhiên, sau một ngày được lắp ráp, được sự động viên của gia đình các em đã có phản ứng tốt với Cánh tay Robot và dần coi nó như một người bạn mới sẽ theo mình suốt khoảng thời gian tới. Chị Ngọc Đào - Mẹ của em Phan Trọng Hiếu chia sẻ: “Cô thật sự cảm ơn ĐH Duy Tân đã tặng cho em Hiếu 1 đôi tay quý giá. Nhìn em mừng rỡ khi tiếp nhận tay mới, không còn điều gì làm trái tim của những người mẹ như cô vui hơn. Giờ đây, em Hiếu đã có thể chơi đùa thoải mái với bạn bè và thực hiện được nhiều việc từ sinh hoạt cá nhân đến học tập và làm những gì em thích.” ThS. Đặng Ngọc Sỹ - Phó Giám đốc Trung tâm CEE, Chủ nhiệm đề tài Cánh tay “Robot”, cho biết: “Nhóm chúng tôi đã về Quảng Nam 3 lần để đo đạc, lắp thử các mẫu cánh tay giả cho các em. Lần thứ 2 về lắp phiên bản đầu tiên mới chỉ đạt hiệu quả tầm 50% nhưng lần thứ 3 khi hoàn thiện, kết quả đã rất thành công. Sau khi lắp Cánh tay ‘Robot’, các em đã có thể cấm nắm, uống nước, đổ nước,… Riêng em Hiếu đã có thể đi xe đạp vững với cánh tay giả. Nhóm thiết kế rất vui khi hỗ trợ được các gia đình khó khăn và mang đến niềm vui, sự tự tin cho các em nhỏ. Hiện tại, nhóm tiếp tục chế tạo thêm những Cánh tay Robot phiên bản 3 mới để trao tặng cho các trường hợp bị khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn khác. Trong thời gian tới, nhóm đặt mục tiêu nâng cấp thiết kế các Cánh tay Thông minh có lắp cảm biến biết ‘hiểu’ giúp nhận diện tín hiệu từ thần kinh trung ương và chỉ thị đến các cơ bắp để thực hiện các chuyển động, giúp người khuyết tật có thể khắc phục được nhiều vấn đề khó khăn hơn trong cuộc sống.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức
Đổi mới đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng: Góc nhìn Y đức từ nền Y học CHLB Đức