THPT Cửa Ông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Top posters
minhuyen0301
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
quynhhuong
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
Ti_Teo_Tập_Yêu
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
Kevin_hoang_92
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
mr.pham
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
Eguchi_Tappie
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
doanhai309
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
Ø£[¥]z
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
KkuN_mylOv3_266
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
HDdungpro
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_leftVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_centerVăn hoá truyền thống đông Nam Á Poll_right 
Latest topics
» Khai mạc Chương trình P2A Hybrid Mobility in Business & Entrepreneurship and Technology & Intelligence 2024
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:53 pm

» Lễ Trao Học Bổng Dean's List 2024 của Trường Đào tạo Quốc tế
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU với Cơ hội Thực tập Lâm sàng với Người bệnh
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Khối ngành Kinh tế - Quản trị ĐH Duy Tân với xếp hạng Top 500+ Thế giới
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Sinh viên Duy Tân hào hứng với Cuộc thi “Thiết kế mạch CDIO 2024”
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Lễ phát động cuộc thi “DTU Startup 2024” và Talkshow “Khởi nghiệp sớm, thách thức hay cơ hội”
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:49 pm

» Sinh viên Duy Tân giành giải Đồng tại Cuộc thi “Hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024”
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:48 pm

» Sinh viên ĐH Duy Tân xuất sắc giành giải Ba Bolero tại Cuộc thi 'Tình ca Việt Nam 2024'
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:45 pm

» Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:41 pm

» TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:40 pm

» Kình ngư ĐH Duy Tân phá kỷ lục quốc gia, giành 2 huy chương Vàng tại Giải Bơi 2024
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Đà Nẵng tổ chức khai mạc kỳ thi Olympic Toán học toàn quốc lần thứ 30
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

Thông báo
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeThu Jul 02, 2009 4:55 pm by Admin
Bắt đầu từ tháng 7/2009 diễn đàn THPT Cửa Ông chính thức đi vào hoạt đông. Ban quản trị diễn đàn mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thành viên. Mọi góp ý đề nghị xin post tại mục góp ý - đề nghị của diễn đàn.

Comments: 18
THÔNG BÁO VỀ TRANG TÊN MIỀN WEB CHÍNH THỨC CỦA TRƯỜNG THPT CỬA ÔNG
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeFri Aug 13, 2010 9:48 pm by Admin
- Hiện nay trường chúng ta đã và đang xây dựng một trang web hoàn thiện bao gồm cả trang chủ và forum. Tên miền chính thức là http://thptcuaong.edu.vn. Các thủ tục mua tên miền mua host đã hoàn tất. Hiện thời giao diện trang web và diễn đàn đang hoàn thiện dần dân cô hi vọng các thành viên của trường có thể ghé qua …

Comments: 4
Xin cho diễn đàn nghỉ đi thôi...
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeMon Dec 21, 2009 2:50 pm by Ti_Teo_Tập_Yêu
Sau một thời gian hơi dài không có thời gian và điều kiện vào mạng, mấy hôm nay theo dõi tình hình hoạt động của Forum trường mình, tôi thấy với mức độ thành viên và bài viết như thế này và cả sự quan tâm của Admin cho diễn đàn nữa thì tôi nghĩ, trường mình cho nghỉ cái diễn đàn này đi là vừa...
Như thế tôi cám ơn nhiều vì đỡ phải vào ngó qua rồi thất vọng...

Comments: 4
NỘI QUY DIỄN ĐÀN (Mod chú ý)
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeTue Jul 21, 2009 9:18 pm by Admin
Admin yêu cầu các thành viên post bài đúng box. Những bài nội dung tốt nhưng post sai vị trí các mod có thể nhắc nhở rồi chuyển đổi về đúng vị trí. Riêng những bài có nội dung ko lành mạnh và spam yêu cầu các mod không xoá chuyển thẳng xuống mục các bài viết vi phạm. Admin sẽ dùng đó làm căn cứ để cảnh cáo, ban nick hoặc khoá IP

Comments: 2
Các thành viên cần chú ý
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeSat Jul 25, 2009 4:30 pm by doanhai309
Đây là diễn đàn chính thức của trường THPT Cửa Ông, có sự quản lý giám sát của Ban giám hiệu và các thày cô giáo, vì vậy mọi thành viên cần thực hiện đúng nội quy, các bài viết phải đúng chuẩn mực không được tuyên truyền sai mục đích giáo dục của nhà trường.

Comments: 17
TRANG CHỦ - THPT CỬA ÔNG
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeSun Aug 16, 2009 3:05 pm by Admin
Hiện tại đã có trang chủ của trường ta tuy nhiên chưa được hoàn thiện. Mọi người cùng chỉnh sửa dần nhé.Bây giờ là 3h 05 phút ngày 16/8/09 10 phút nữa giao diện sẽ đổi.

Comments: 0
VỀ TÊN CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeTue Jul 28, 2009 9:59 am by Admin
Hiện nay admin thấy xuất hiện thành viên lập nickname với nội dung không lành mạnh nên yêu cầu đến tất cả các thành viên phải lưu ý khi chọn tên đăng nhập cho mình. Admin sẽ xoá thành viên đó để bạn đó có thể lập lại nickname mới.

Comments: 13

 

 Văn hoá truyền thống đông Nam Á

Go down 
Tác giảThông điệp
KkuN_mylOv3_266

KkuN_mylOv3_266


Tổng số bài gửi : 113
Join date : 18/07/2009
Age : 32
Đến từ : THPT Cửa Ông

Văn hoá truyền thống đông Nam Á Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn hoá truyền thống đông Nam Á   Văn hoá truyền thống đông Nam Á Icon_minitimeSat Aug 22, 2009 12:43 pm


Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một nền văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và cơ sử trước khi tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ. Trong tính thống nhất khu vực, nền văn hoá đó có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, được phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử.

1. Tín ngưỡng và tôn giáo

Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở giai đoạn phát triển đầu tiên của mình, các cư dân Đông Nam Á đã tôn sùng nhiều hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ trước khi Hindu giáo, Phật giáo và Kitô giáo được truyền bá tới khu vực này.

Cùng với tục thờ cúng tổ tiên, người ta còn thờ các thần: thần Núi, thần Sông, thần Lửa, trong đó thần Đất - vị thần bảo hộ, phù trợ cho nông nghiệp, bao giờ cũng được đề cao.

Gắn liền với nghề nông trồng lúa, tín ngưỡng phồn thực với những nghi thức cầu mong được mùa, cầu cho các giống loài sinh sôi, nảy nở… cũng rất phát triển ở Đông Nam Á.

Các hình thức sinh thực khí nam, nữ được cách điệu hoá trên mặt trống đồng Đông Sơn, các cặp nam nữ, trên nắp thạp đồng Đào Thịnh, tục thờ Lin-ga và Y-ô-ni của người Chăm, người Khơ-me v.v… ít nhiều đều phản ánh tín ngưỡng phồn thực của một xã hội nông nghiệp.

Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu du nhập và phát huy ảnh hưởng tới đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á.

Hinđu giáo và Phật giáo đã được truyền bá vào Đông Nam Á ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Nhưng trong thời kỳ đầu, Hinđu giáo có phần thịnh hành hơn. Người ta thờ thần Bra-ma (thần Sáng tạo), Vi-snu (thần Bảo hộ) và Si-va (thần Huỷ diệt), tạc nhiều tượng và xây nhiều đền tháp theo kiểu kiến trúc Hinđu. Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên. Văn học Phật giáo gồm các tích truyện, được gắn với sự tích lịch sử Phật giáo, phát triển mạnh.

Trong nhiều thế kỉ sau đó, Phật giáo đã có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá của các cư dân Đông Nam Á. Vì thế, các tổ chức sư tăng cũng như Nhà nước rất chú ý tới việc phổ biến tư tưởng Phật giáo trong dân chúng, đặc biệt là qua hệ thống giáo dục. Ngôi chùa không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là một trung tâm văn hoá, là hình tượng về chân - thiện – mĩ đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hoá, tri thức cho dân chúng.

Cũng từ khoảng thế kỉ XII – XIII, theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ, Hồi giáo cũng được du nhập vào Đông Nam Á, trước tiên là ở một số nước hải đảo. Đến cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV, hàng loạt tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á hải đảo và trên bán đảo Mã Lai. Ngày nay, Hồi giáo được truyền bá ở hầu hết các nước Đông Nam Á và trở thành quốc giáo ở một số nước thuộc khu vực này.

Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, đạo Kitô cũng xuất hiện và dần dần thâm nhập vào khu vực này.

Câu hỏi: - Theo em, ở Đông Nam Á đã có những hình thức tín ngưỡng và tôn giáo nào?

2. Văn tự và văn học

Qua các văn bia, người ta biết rằng chữ Phạn của Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm, vào khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên. Trên cơ sở của văn tự Phạn, các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của nước mình.

Người Chăm từ thế kỉ IV, còn người Khơ-me từ đầu thế kỉ VII, đã có chữ viết riêng. Tấm bia được viết bằng chữ Mã Lai cổ sớm nhất được tìm thấy ở Xu-ma-tơ-ra có niên đại năm 683. Có thể chữ Thái cổ đã được hình thành từ đầu thế kỉ XIII và mang nhiều yếu tố của loại chữ Pê-gu cổ, còn loại chữ Pê-gu cổ từ khi xuất hiện vào những thế kỉ đầu Công nguyên lại chịu ảnh hưởng của loại chữ cổ của Ấn Độ.

Việc sáng tạo ra chữ viết và cải tiến nó của các cư dân Đông Nam Á không phải là sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình lao động công phu và sáng tạo, một thành tựu đáng kể về văn hoá của khu vực.

Sự truyền bá chữ Phạn đã tạo điều kiện cho cư dân Đông Nam Á sớm tiếp xúc với nền văn học chính thống, dòng văn học viết. Song, hàng chục thế kỉ trước khi nền văn học viết ra đời, ở Đông Nam Á đã tồn tại một dòng văn học dân gian bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh kiên cường của các dân tộc.

Kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á hết sức phong phú về thể loại. Đó là những truyện thần thoại (như Pu Nhơ – Nha Nhơ của người Lào, Đẻ đất, đẻ nước của người Thái…), truyền thuyết (Khun Bo-lom, Quả bầu…), truyện cổ tích (Núi chàng núi thiếp, Chàng Tức Khức, Cô gái hiếu thảo…)… Nội dung của những truyện này thường gắn liền với quá trình tạo dựng thế giới và Vũ Trụ, với lịch sử hình thành các bản, làng và các vương quốc cổ. Các truyện cươi (Sư xơi gan trâu, Xiêng Miêng, Thơ Mênh Chây…), truyện ngụ ngôn (Cào cào đo sức với Khỉ, Quan toà Thỏ…), không chỉ có tác dụng giải trí lành mạnh, mà chúng còn có ý nghĩa răn đời, đấu tranh chống những thói hư tật xấu, chế nhạo vua quan và cả tầng lớp sư sãi. Thơ ca dân gian (bao gồm những bài ca dao, những bài hát dân ca…), tục ngữ lại phản ánh những tình cảm của con người với thiên nhiên, với cuộc sống và với cả cộng đồng.

Dòng văn học xuất hiện muộn hơn, nhưng phát triển nhanh hơn và dần dần trở thành nền văn học của toàn dân tộc. Văn học viết Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở của văn học dân gian và văn học nước ngoài.

Dòng văn học viết Đông Nam Á không chỉ tiếp thu văn học Ấn Độ và Trung Hoa về mẫu tự, mà cả về đề tài và thể loại. Đó là những bản văn khắc trên bia đá được tìm thấy ở hầu khắp các nước trong khu vực, những bản trường ca (Thao Hùng, Thao Thương, Xỉn Xay…), truyện thơ (Riêm Kê, Tum Tiêu…), kịch thơ (Nàng Ka Kây…), sử thi (Ni-tan,…).

Giai đoạn đầu, dòng văn học này phát triển chú yếu trong giới quý tộc, quan lại, vì thế được coi là văn học chính thống, cao quý, bác học hay còn gọi là văn học cung đình. Song, trong quá trình phát triển, dòng văn học viết có xu hướng dần trở về với dân tộc. Bên cạnh những đề tài, những “điển tích văn học” được khai thác từ nước ngoài, những tác phẩm khai thác đề tài trong nước xuất hiện ngày càng nhiều. Dòng văn học viết bằng tiếng dân tộc cũng phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh văn đàn, thay thế dần cho dòng văn học bằng tiếng vay mượn. Khi ý thức dân tộc trỗi dậy, văn học viết có xu hướng tìm về với văn học dân gian. Nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết trước kia đã được văn học viết tái tạo, được nâng lên, trở thành biểu tượng chung cho cả dân tộc. Văn học dân gian đã có tác dụng làm nền tảng cho văn học viết hình thành và ngược lại, văn học viết đã tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.

Câu hỏi:
- Chữ viết của các dân tộc Đông Nam Á đã được sử dụng và sáng tạo như thế nào?
- Nêu những thành tựu chủ yếu về văn học của các dân tộc Đông Nam Á.

3. Kiến trúc và điêu khắc

Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo.

Trong số những di tích kiến trúc Đông Nam Á nổi tiếng vào thế kỉ X, có thể kể đến khu di tích Mĩ Sơn của người Chăm ở Việt Nam và tổng thể kiến trúc Bô-rô-bu-đua ở Inđônêxia.

Từ thế kỉ X – XIII, di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là khu đền Ăng-co ở Campuchia.

Ăng-co Vát được xây dựng vào đầu thế kỉ XII và Ăng-co Thom được xây dựng dưới thời Giay-a-vác-man VII (thế kỉ XIII). Tháp Bay-on trong khu đền Ăng-co Thom đã trở nên nổi tiếng bởi những hình chân dung mặt người đồ sộ, những nụ cười đầy bí ẩn, bởi những bức phù điêu tả lại cảnh Giay-a-vác-man VII đánh thuỷ quân Cham-pa sôi nổi và sinh động, những hình ảnh nữ thần Áp-sa-ra mềm mại, uyển chuyển, đầy sức sống.

Giá trị nghệ thuật của khu đền Ăng-co còn ở sự hài hoà giữa điêu khắc và kiến trúc. Ở đây, điêu khắc không chỉ tô điểm mà còn hoà quyện vào các thành phần kiến trúc, là ngôn ngữ, là âm điệu của kiến trúc. Vì thế, khu đền Ăng-co tuy đồ sộ vẫn không gây một ấn tượng lạnh lẽo, trang nghiêm.
Ở Mi-an-ma, chỉ riêng khu di tích Pa-gan hiện nay còn hơn 5000 ngôi chùa, tháp lớn, nhỏ nằm rải rác trên bờ sông I-ra-oa-đi.

Ngôi chùa Suê Đa-gôn (hay chùa Vàng) đồ sộ được xây dựng chỉ trong một năm rưỡi (1372 – 1373), chứng tỏ sức lực và tài năng của cả nước đã được huy động như thế nào. Chùa Vàng xứng đáng là biểu tượng của đất nước Mi-an-ma giàu đẹp với những con người vị tha, yêu đời và giàu ước mơ.

Cùng với kiến trúc là nghệ thuật tạo hình, bao gồm điêu khắc và tạc tượng thần, Phật. Chính các pho tượng này đã nói lên ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật tượng Ấn Độ, sự sáng tạo và nét độc đáo của các nghệ sĩ Đông Nam Á. Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á được thể hiện chủ yếu ở hai loại: tượng tròn và phù điêu. Tất cả đều hoà quyện với kiến trúc, tạo nên những di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng không chỉ của Đông Nam Á, mà của cả loài người.

Câu hỏi:
1. Hãy cho biết quá trình truyền bá và vai trò của đạo Phật ở Đông Nam Á.
2. Giá trị và mối quan hệ qua lại giữa dòng văn học dân gian và văn học viết được thể hiện như thế nào?
3. Nêu những thành tựu chủ yếu về kiến trúc và điêu khắc của các dân tộc Đông Nam Á.
Về Đầu Trang Go down
 
Văn hoá truyền thống đông Nam Á
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đại học Duy Tân nhận Bằng khen của Bộ Thông tin - Truyền thông
» Phân phối tài nguyên tối ưu cho các hệ thống truyền thông tin UAV
» Đại học Duy Tân nhận Bằng khen của Bộ Thông tin - Truyền thông
» Đại học Duy Tân nhận bằng khen của Bộ Thông tin và truyền thông
» Truyền thông đa phương tiện, thiết kế đồ họa: Ngành học của sự sáng tạo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THPT Cửa Ông :: Góc học tập :: Lịch sử-
Chuyển đến