THPT Cửa Ông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Top posters
minhuyen0301
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
quynhhuong
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
Ti_Teo_Tập_Yêu
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
Kevin_hoang_92
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
mr.pham
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
Eguchi_Tappie
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
doanhai309
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
Ø£[¥]z
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
KkuN_mylOv3_266
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
HDdungpro
Cách làm bài thi Poll_leftCách làm bài thi Poll_centerCách làm bài thi Poll_right 
Latest topics
» Khai mạc Chương trình P2A Hybrid Mobility in Business & Entrepreneurship and Technology & Intelligence 2024
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:53 pm

» Lễ Trao Học Bổng Dean's List 2024 của Trường Đào tạo Quốc tế
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU với Cơ hội Thực tập Lâm sàng với Người bệnh
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Khối ngành Kinh tế - Quản trị ĐH Duy Tân với xếp hạng Top 500+ Thế giới
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Sinh viên Duy Tân hào hứng với Cuộc thi “Thiết kế mạch CDIO 2024”
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Lễ phát động cuộc thi “DTU Startup 2024” và Talkshow “Khởi nghiệp sớm, thách thức hay cơ hội”
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:49 pm

» Sinh viên Duy Tân giành giải Đồng tại Cuộc thi “Hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024”
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:48 pm

» Sinh viên ĐH Duy Tân xuất sắc giành giải Ba Bolero tại Cuộc thi 'Tình ca Việt Nam 2024'
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:45 pm

» Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:41 pm

» TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:40 pm

» Kình ngư ĐH Duy Tân phá kỷ lục quốc gia, giành 2 huy chương Vàng tại Giải Bơi 2024
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Đà Nẵng tổ chức khai mạc kỳ thi Olympic Toán học toàn quốc lần thứ 30
Cách làm bài thi Icon_minitimeby quynhhuong Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

Thông báo
Cách làm bài thi Icon_minitimeThu Jul 02, 2009 4:55 pm by Admin
Bắt đầu từ tháng 7/2009 diễn đàn THPT Cửa Ông chính thức đi vào hoạt đông. Ban quản trị diễn đàn mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thành viên. Mọi góp ý đề nghị xin post tại mục góp ý - đề nghị của diễn đàn.

Comments: 18
THÔNG BÁO VỀ TRANG TÊN MIỀN WEB CHÍNH THỨC CỦA TRƯỜNG THPT CỬA ÔNG
Cách làm bài thi Icon_minitimeFri Aug 13, 2010 9:48 pm by Admin
- Hiện nay trường chúng ta đã và đang xây dựng một trang web hoàn thiện bao gồm cả trang chủ và forum. Tên miền chính thức là http://thptcuaong.edu.vn. Các thủ tục mua tên miền mua host đã hoàn tất. Hiện thời giao diện trang web và diễn đàn đang hoàn thiện dần dân cô hi vọng các thành viên của trường có thể ghé qua …

Comments: 4
Xin cho diễn đàn nghỉ đi thôi...
Cách làm bài thi Icon_minitimeMon Dec 21, 2009 2:50 pm by Ti_Teo_Tập_Yêu
Sau một thời gian hơi dài không có thời gian và điều kiện vào mạng, mấy hôm nay theo dõi tình hình hoạt động của Forum trường mình, tôi thấy với mức độ thành viên và bài viết như thế này và cả sự quan tâm của Admin cho diễn đàn nữa thì tôi nghĩ, trường mình cho nghỉ cái diễn đàn này đi là vừa...
Như thế tôi cám ơn nhiều vì đỡ phải vào ngó qua rồi thất vọng...

Comments: 4
NỘI QUY DIỄN ĐÀN (Mod chú ý)
Cách làm bài thi Icon_minitimeTue Jul 21, 2009 9:18 pm by Admin
Admin yêu cầu các thành viên post bài đúng box. Những bài nội dung tốt nhưng post sai vị trí các mod có thể nhắc nhở rồi chuyển đổi về đúng vị trí. Riêng những bài có nội dung ko lành mạnh và spam yêu cầu các mod không xoá chuyển thẳng xuống mục các bài viết vi phạm. Admin sẽ dùng đó làm căn cứ để cảnh cáo, ban nick hoặc khoá IP

Comments: 2
Các thành viên cần chú ý
Cách làm bài thi Icon_minitimeSat Jul 25, 2009 4:30 pm by doanhai309
Đây là diễn đàn chính thức của trường THPT Cửa Ông, có sự quản lý giám sát của Ban giám hiệu và các thày cô giáo, vì vậy mọi thành viên cần thực hiện đúng nội quy, các bài viết phải đúng chuẩn mực không được tuyên truyền sai mục đích giáo dục của nhà trường.

Comments: 17
TRANG CHỦ - THPT CỬA ÔNG
Cách làm bài thi Icon_minitimeSun Aug 16, 2009 3:05 pm by Admin
Hiện tại đã có trang chủ của trường ta tuy nhiên chưa được hoàn thiện. Mọi người cùng chỉnh sửa dần nhé.Bây giờ là 3h 05 phút ngày 16/8/09 10 phút nữa giao diện sẽ đổi.

Comments: 0
VỀ TÊN CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Cách làm bài thi Icon_minitimeTue Jul 28, 2009 9:59 am by Admin
Hiện nay admin thấy xuất hiện thành viên lập nickname với nội dung không lành mạnh nên yêu cầu đến tất cả các thành viên phải lưu ý khi chọn tên đăng nhập cho mình. Admin sẽ xoá thành viên đó để bạn đó có thể lập lại nickname mới.

Comments: 13

 

 Cách làm bài thi

Go down 
Tác giảThông điệp
Hoa-Quy

Hoa-Quy


Tổng số bài gửi : 26
Join date : 23/07/2009
Age : 41

Cách làm bài thi Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách làm bài thi   Cách làm bài thi Icon_minitimeFri Nov 20, 2009 9:07 pm

Tin đưa vào lúc 13:59:26 - 29/05/2007
I. Những lưu ý chung
1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”.
2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó.
3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau.
4. Trước giờ thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một... cuộc chạy “marathon”.
5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm; nên chọn loại bút chì mềm (như 2B...). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.
6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu TLTN. Bằng cách đó, thí sinh có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm.
7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; thí sinh phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng.
8. Nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).
9. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian.
10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng.
11. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất; không nên để trống một câu nào (không trả lời).
II. Đối với môn Vật lí
1. Đề thi phủ kín toàn bộ kiến thức của chương trình Vật lí lớp 12.
Mọi phần, mọi chương đều được coi trọng, không có trọng tâm, trọng điểm. Do đó, phải học toàn bộ các nội dung của chương trình, không bỏ qua một nội dung nào; không “đoán tủ”, “học tủ”. Tuy nhiên, không phải học thuộc lòng toàn bộ các bài lý thuyết, thuộc từng câu từng chữ như trong việc chuẩn bị thi tự luận trước đây. Học để thi trắc nghiệm phải hiểu kỹ nội dung của các kiến thức cơ bản, ghi nhớ những định luật, định nghĩa, nguyên lý, công thức, tính chất, ứng dụng cơ bản…, đặc biệt là những nội dung đã được tổng kết sau mỗi bài, mỗi chương của sách giáo khoa hoặc của thày giáo, cô giáo; nắm vững kỹ năng giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập.
2. Để tránh sơ suất khi làm bài trắc nghiệm môn Vật lí, không sa vào “bẫy” của các phương án nhiễu và chọn được đúng câu cần chọn, cần lưu ý những điểm sau:
a) Đọc thật kỹ, không bỏ sót một từ nào của phần dẫn để có thể nắm thật chắc nội dung mà đề thi yêu cầu trả lời.
Ví dụ: Một tia sáng đi tới một mặt gương với góc tới bằng 35o. Góc giữa tia tới và tia phản xạ là
A. 35o. B. 0o. C. 90o. D. 70o.
Đây là một câu dễ, nhưng nếu thí sinh vội vàng, không đọc hết các từ của phần dẫn, chỉ chú ý tới các từ “góc tới” và “ phản xạ”, thì có thể vội nghĩ là phần dẫn cho biết góc tới và yêu cầu xác định góc phản xạ. Trong các phương án lựa chọn của câu trắc nghiệm này, phương án đầu chính là độ lớn của góc phản xạ, phù hợp với ý nghĩ vội vàng của thí sinh và dễ dàng đưa thí sinh vào bẫy.
b) Khi đọc phần dẫn cần đặc biệt chú ý tới các từ phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”… (trong đề thi các từ này đều được in đậm)
Ví dụ: Chu kỳ dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào
A. chiều dài dây treo. B. trị số của .
C. khối lượng quả nặng. D. gia tốc trọng trường.
Nếu thí sinh không chú ý tới từ phủ định “không” trong phần dẫn thì sẽ hiểu nhầm phần dẫn hỏi chu kỳ dao động của con lắc đơn phụ thuộc yếu tố nào và sẽ bị phương án A của phần lựa chọn lôi cuốn vào bẫy ngay.
c) Đọc tất cả 4 phương án trình bày trong phần lựa chọn, không bỏ một phương án nào.
Hết sức tránh tình trạng vừa đọc được một phương án thí sinh cảm thấy đúng và dừng ngay không đọc tiếp các phương án còn lại. Trong ví dụ trên, ngay cả khi không chú ý tới từ không, nhưng nếu thí sinh cẩn thận đọc tất cả các phương án lựa chọn thì có thể tìm thấy tới 3 phương án đúng. Khi đó buộc thí sinh phải suy nghĩ lại, đọc lại phần dẫn và tìm ra phương án cần lựa chọn.
3. Một số loại câu trắc nghiệm môn Vật lí thường gặp
a) Câu lý thuyết chỉ yêu cầu nhận biết:
Đó là những câu trắc nghiệm chỉ yêu cầu thí sinh nhận ra một công thức, một định nghĩa, một định luật, một tính chất, một ứng dụng… đã học.
Ví dụ: Công thức dùng để tính chu kỳ của con lắc đơn là
A. . B. .
C. . D. .
Với những câu trắc nghiệm loại này, sau khi đọc xong phần dẫn thí sinh cần đọc ngay tất cả các phương án trong phần lựa chọn để nhận ra phương án đúng. Trong việc lựa chọn công thức nếu phân vân hoặc nghi ngờ, có thể dùng thứ nguyên hoặc đơn vị để kiểm tra.
Từ ví dụ này cho thấy để chuẩn bị thi trắc nghiệm vẫn phải học thuộc và nhớ kiến thức cơ bản chứ không phải chỉ đơn thuần hiểu là đủ như một số người vẫn lầm tưởng.
b) Câu lý thuyết yêu cầu phải hiểu và vận dụng được kiến thức vào những tình huống mới:
Đó là những câu trắc nghiệm đòi hỏi thí sinh không chỉ nhớ kiến thức mà phải hiểu và vận dụng được kiến thức vào những tình huống cụ thể.
Ví dụ: Khi tần số của con lắc đơn tăng 3 lần và biên độ giảm 2 lần thì năng lượng của nó so với năng lượng ban đầu bằng
A. lần. B. lần. C. lần. D. lần.
Trong khi tìm lời giải, chỉ nhớ công thức tính năng lượng của dao động điều hoà là chưa đủ. Phải hiểu được các mối quan hệ định lượng của các đại lượng có mặt trong công thức và mối quan hệ định lượng giữa tần số (f ) và tần số góc ( ) thì mới chọn được phương án đúng.
Với loại câu này, nếu có yêu cầu tính toán đơn giản như ví dụ trên thì sau khi đọc xong phần dẫn, không nên đọc ngay phần lựa chọn, mà nên thực hiện các phép tính để tìm phương án trả lời, sau đó mới so sánh phương án của mình với các phương án trong phần lựa chọn của câu trắc nghiệm để quyết định phương án cần chọn.
c) Bài toán:
Khác với các bài toán ra trong đề tự luận, trong câu trắc nghiệm thường là những bài toán chỉ cần từ 1 đến 2 hoặc 3 phép tính là đi tới đáp số.
Ví dụ: Một mạch điện gồm một điện trở thuần , một cuộn cảm và một tụ mắc nối tiếp. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một hiệu điện thế xoay chiều có và thì cường độ dòng điện trong mạch là
A. 2,3 A. B. 6,0 A. C. 10A. D. 17 A.
Với loại câu trắc nghiệm này cần giải theo cách khác với loại câu trắc nghiệm lý thuyết chỉ yêu cầu nhận biết. Sau khi đọc xong phần dẫn, nếu đọc ngay phần lựa chọn thì rất có thể có một đáp số sai “hấp dẫn” thí sinh, làm ảnh hưởng đến cách giải cũng như cách tính toán của thí sinh và sẽ dẫn đến làm sai câu trắc nghiệm. Do vậy, nên tiến hành theo quy trình sau:
- Đọc đầu bài toán ra trong phần dẫn;
- Giải bài toán để tìm đáp số;
- So sánh đáp số tìm được với các đáp số có trong phần lựa chọn;
- Chọn phương án đúng.
III. Đối với môn Hóa học
1. Đặc điểm chung của đề thi trắc nghiệm môn Hóa học cũng như các môn khác là phạm vi nội dung thi rất rộng.
Đối với những nội dung cụ thể, để làm bài trắc nghiệm phải nắm vững và vận dụng lý thuyết về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, sự điện li, phản ứng oxi hoá - khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, đại cương về hoá học hữu cơ,...
2. Mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần đạt được trong đề thi trắc nghiệm môn Hóa học
a) Về lý thuyết:
- Biết hoặc hiểu được những kiến thức lý thuyết chung về hóa học;
- Biết hoặc hiểu được tính chất hóa học cơ bản của các chất vô cơ và các chất hữu cơ trình bày trong chương trình;
- Biết một số ứng dụng, phương pháp điều chế các chất cụ thể.
Ví dụ: Các kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm đều có tính chất hóa học cơ bản chung là
A. tính khử yếu. B. tính oxi hóa yếu. C. tính oxi hoá mạnh. D. tính khử mạnh.
b) Về thực hành hóa học:
- Biết hiện tượng quan sát được của một số phản ứng hóa học đặc trưng đã có trong bài học và bài thực hành hóa học lớp 12.
- Phân biệt các chất bằng phương pháp hóa học.
Ví dụ 1. Dung dịch chất có pH nhỏ hơn 7 là
A. NaCl. B. Na2CO3. C. CH3COONa. D. AlCl3.
Ví dụ 2. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo thành chất rắn màu xanh?
A. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch NaHCO3.
B. Cho đinh Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
C. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.
D. Cho dung dịch HNO3 vào ống nghiệm đựng CuO.
c) Về bài tập hóa học:
Trong đề thi, các bài tập hóa học được ra dưới dạng câu trắc nghiệm có nội dung tính toán không quá phức tạp, có thể giải nhanh, gọn để chọn phương án đúng.
Ví dụ: Cho 0,64 gam Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc dư. Thể tích khí NO2 (đktc) thu được sau phản ứng là
A. 44,8 ml. B. 448 ml. C 22,4 ml. D. 224 ml.
3. Để tìm được nhanh và chính xác phương án đúng trong câu trắc nghiệm môn Hóa học, thí sinh cần:
a) Nhớ các khái niệm, tính chất, vận dụng vào từng trường hợp cụ thể để ra quyết định chọn phương án đúng.
Đọc thật kỹ, không bỏ sót một từ nào của phần dẫn để có thể nắm thật chắc nội dung mà đề thi yêu cầu chúng ta trả lời. Đặc biệt chú ý tới các từ có ý phủ định trong phần dẫn như “không”, “không đúng”, “sai”…
Ví dụ: Dung dịch chất nào sau đây không làm giấy quỳ tím hóa đỏ?
A. C2H5OH. B. CH3COOH.
C. HCl. D. HCOOH.
Nhận xét: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ có môi trường axit. Dung dịch không làm quỳ tím hóa đỏ phải là dung dịch có môi trường kiềm hoặc trung tính. Đọc nhanh các phương án thấy ngay B, C, D đều là 3 axit, chỉ có ancol etylic không làm quỳ tím hóa đỏ. Vậy phương án cần chọn là A.
b) Nếu đã gặp ngay một phương án cho là đúng thì vẫn phải đọc lướt qua các phương án còn lại.
Ví dụ: Ở điều kiện thích hợp, chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch NaOH và cả với dung dịch HCl?
A. Axit amino axetic. B. Ancol etylic. C. Axit axetic. D. Anilin.
Nhận xét: Có thể thấy ngay A là đúng, nhưng vẫn cần đọc lướt qua để khẳng định các phương án sai B, C, D.
c) Cần tính toán nhanh trên giấy nháp để chọn phương án đúng .
Ví dụ : Cho 0,64 gam Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc dư. Thể tích khí NO2 (đktc) thu được sau phản ứng là
A. 44,8 ml. B. 448 ml. C. 22,4 ml. D. 224 ml.
Nhận xét: Khi gặp những câu trắc nghiệm có số liệu bằng số, sau khi đọc câu dẫn (bài toán), cần tính toán ngay trên giấy nháp rồi so sánh để chọn phương án đúng.
Viết phương trình hóa học:
Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
1 mol 2 mol
0,01 mol 0,02 mol
Thể tích khí NO2 đktc: 0,02. 22,4 = 0,448 lit = 448 ml.
So sánh với các phương án trả lời ta thấy B là phương án đúng.
Với loại bài này nếu chỉ suy nghĩ mà không giải trên giấy nháp thì sẽ mất thời gian và rất dễ nhầm do chưa cân bằng phương trình hóa học hoặc cân bằng sai, nhầm đơn vị, nhầm số mol.
d) Cần vận dụng kiến thức đã biết, suy đoán nhanh để chọn phương án đúng.
Ví dụ: Dung dịch chất có pH nhỏ hơn 7 là
A. NaCl. B. Na2CO3. C. CH3COONa. D. AlCl3.
Dung dịch có pH nhỏ hơn 7 phải là dung dịch có môi trường axit. Nhận xét từng trường hợp:
- NaCl là muối của axit mạnh và bazơ mạnh: môi trường trung tính;
- Na2CO3 là muối của axit yếu và bazơ mạnh: môi trường kiềm;
- CH3COONa là muối của axit yếu và bazơ mạnh: môi trường kiềm;
- AlCl3 là muối của axit mạnh và bazơ yếu: môi trường axit.
Kết luận: Chọn D là phương án đúng.
Chú ý: Nếu không nhớ được quy luật trên thì có thể viết phương trình phản ứng thủy phân của 3 muối và kết luận chọn D là phương án đúng.
IV. Đối với môn Sinh học
1. Thí sinh cần học tất cả nội dung trong chương trình, theo cách sau đây:
a) Liệt kê trong mỗi bài học các khái niệm; không nhất thiết phải thuộc lòng, nhưng phải hiểu bản chất của khái niệm, phân biệt được khái niệm đó trong hệ thống khái niệm đã biết.
b) Tìm trong bài học những kiến thức về quá trình, quy luật sinh học; phân biệt các quá trình, quy luật sinh học đó với những quá trình, quy luật sinh học khác trong hệ thống kiến thức của chương trình; không cần thuộc lòng từng câu chữ, nhưng phải ghi nhớ những nội dung cơ bản.
c) Tìm trong bài học những kiến thức liên quan đến thực tiễn đời sống; cách vận dụng những kiến thức đó trong thực tiễn; t ìm thêm các ví dụ tương tự.
d) Khi ôn tập có thể hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập sơ đồ khái niệm, lập bảng so sánh. Ví dụ, khi học và ôn tập bài “Đột biến gen”:
- Liệt kê các khái niệm: Đột biến; thể đột biến; các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit (Nu); đột biến giao tử; đột biến xôma; đột biến tiền phôi; thể khảm; đột biến trội; đột biến lặn,…
- Cơ chế phát sinh đột biến gen: phân biệt với cơ chế nhân đôi ADN, cơ chế đột biến nhiễm sắc thể (NST).
- Kiến thức thực tiễn: đột biến gen gây chết ở lợn, thể đột biến bạch tạng ở cây lúa, thể đột biến thân lùn ở lúa, …
- Tìm thêm các ví dụ tương tự: bệnh hồng cầu hình liềm ở người, bệnh máu khó đông ở người,…
- Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ phân loại các dạng đột biến:
đ) Khi ôn luyện làm các câu trắc nghiệm không chỉ chọn phương án đúng mà phải tập giải thích ngắn gọn tại sao không chọn các phương án còn lại.
2. Mức độ yêu cầu kiến thức, kỹ năng cần đạt được trong đề thi trắc nghiệm môn Sinh học
a) Về lý thuyết:
- Biết - hiểu được những kiến thức lý thuyết sinh học: hệ thống các khái niệm, quá trình, quy luật sinh học.
- Biết - hiểu được kiến thức ứng dụng có trong chương trình.
Ví dụ 1: Thể đột biến là
A. trạng thái cơ thể của cá thể bị biến đổi.
B. những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến.
C. cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình cơ thể.
D. cơ thể mang đột biến.
Ví dụ 2: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền: chuyển đoạn NST (I); mất cặp nucleotit (II); tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân (III); thay cặp nucleotit (IV); đảo đoạn NST (V); thêm cặp nucleotit (VI); mất đoạn NST (VII), dạng đột biến gen là
A. I, III, V, VII.
B. II, IV, VI.
C. II, III, IV, VI.
D. I, V, VII.
Nhận xét: Ở ví dụ 1 chỉ cần nhớ khái niệm thể đột biến là lựa chọn đúng phương án trả lời; ví dụ 2 đọc thì thấy rất phức tạp, trên thực tế cần hiểu đột biến gen chỉ liên quan tới nuclêôtit nên ta chọn tổ hợp nào có nuclêôtit là được (phương án B).
b) Về bài tập:
Các câu trắc nghiệm môn Sinh học có nội dung tính toán là những bài toán khá đơn giản, có thể phân tích hoặc giải nhanh, gọn trước khi so sánh để chọn phương án đúng.
Ví dụ 1: Ở ruồi giấm, tính trạng cánh cong là do một đột biến gen trội (Cy) nằm trên NST số 2 gây nên. Ruồi đực dị hợp tử về kiểu gen nói trên (Cy Cy+) được chiếu tia phóng xạ và cho lai với ruồi cái bình thường (Cy+ Cy+). Sau đó người ta cho từng con ruồi đực F1 (Cy Cy+) lai với từng ruồi cái bình thường. Kết quả của một trong số phép lai như vậy có tỉ lệ kiểu hình như sau:
- Đực cánh cong : 146 con.
- Đực cánh bình thường : 0 con.
- Cái cánh cong : 0 con.
- Cái cánh bình thường : 143 con.
Kết quả trên được giải thích là:
A. Ruồi đực cánh bình thường và ruồi cái cánh cong bị chết.
B. Gen Cy chuyển từ NST số 2 sang NST giới tính X.
C. Gen Cy chuyển từ NST số 2 sang NST giới tính Y.
D. Không có giải thích nào ở trên là đúng.
Nhận xét: Phương án A là phương án nhiễu, thí sinh chọn phương án này vì lầm tưởng chiếu xạ làm ruồi đực cánh bình thường và ruồi cái cánh cong bị chết. Thí sinh chọn phương án B có lưu ý tới chiếu xạ, nhưng lầm tưởng ở ruồi giấm NST Y không mang gen. Trường hợp thí sinh chọn phương án D thường là không hiểu bản chất mà chọn ngẫu nhiên.
Vậy với câu trắc nghiệm trên, phải đọc kỹ phần dẫn, chú ý tới các dữ kiện: “gen trội (Cy) nằm trên NST số 2”; “(Cy Cy+) được chiếu tia phóng xạ”, chọn phương án C.
Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là
A. 35 đỏ : 1 vàng. B. 11 đỏ : 1 vàng.
C. 27 đỏ : 9 vàng. D. 3 đỏ : 1 vàng.
Nhận xét: Đây là câu trắc nghiệm đòi hỏi thí sinh phải xác định được tỷ lệ các loại giao tử của cơ thể đem lai. Nếu không nắm vững kiến thức thí sinh sẽ không xác định được tỷ lệ các loại giao tử của mỗi cơ thể đem lai, vì vậy không có cơ sở để xác định phương án nào là đúng; những thí sinh nắm vững kiến thức sẽ tính được tỷ lệ các loại giao tử của từng cơ thể đem lai và chọn được phương án trả lời đúng là phương án B.
3. Một số lưu ý cụ thể
a) Đọc thật kỹ, không bỏ sót một từ nào của phần dẫn để có thể nắm thật chắc nội dung mà câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời.
Đặc biệt chú ý tới các từ có ý phủ định trong phần dẫn như “không”, “không đúng”, “sai”.
Ví dụ: Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối là
A. 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa. B. 0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa.
C. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa. D. 0,36 AA : 0,38 Aa : 0,36 aa.
Nhận xét: Quần thể có thành phần kiểu gen không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối là quần thể đã cân bằng. Vậy thực chất là tìm xem quần thể nào trong các quần thể đã cho đã cân bằng (p2AA + 2pqAa + q2aa = 1). Nếu thí sinh không chú ý tới từ “không” thì sẽ chọn sai.
b) Đọc nhanh để chọn phương án đúng và loại bỏ phương án sai.
Ví dụ: Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là:
A. Đacuyn. B. Menden. C. Lamac. D. Kimura.
Trên cơ sở những kiến thức đã được tích lũy, thí sinh có thể nhận thấy ngay A là đúng, tuy nhiên vẫn cần đọc lướt qua các phương án B, C, D để khẳng định phương án đúng và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
c) Cần tính toán trên giấy nháp nhanh để chọn phương án đúng .
Khi gặp những câu trắc nghiệm có số liệu bằng số, cần tính toán ngay trên giấy nháp, so sánh với các phương án để chọn phương án đúng.
Ví dụ: Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Người phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh, kết hôn với người đàn ông bình thường thì xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh là
A. 0%. B. 25%. C. 50%. D. 75%.
Nhận xét: Nên viết ngay trên giấy nháp sơ đồ lai mẹ XMXm x bố XMY. Nhận thấy, người con bị bệnh phải là con trai vì là kết quả của sự tổ hợp giữa trứng Xm (50%) và tinh trùng Y (50%), nên xác suất là 25%.
Đối chiếu với các phương án, sẽ chọn được B là phương án đúng.
Về Đầu Trang Go down
 
Cách làm bài thi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mùa xuân Duy Tân - Đổi mới cách dạy và học
» Phan ­­ung Oxi hoa-khu
» CÁCH ĐƯA ẢNH VÀO DIỄN ĐÀN
» Trao đổi cách học
» CÁCH LÀM CHO GÀ NHÀ BIẾN THÀNH GÀ NGŨ SẮC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THPT Cửa Ông :: Góc học tập :: Hoá học-
Chuyển đến